Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Hà Bắc, Trung Quốc (Ảnh: Xinhua).
Trung Quốc ngày 7/11 ghi nhận 50 ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng tại 9 tỉnh.
Tỉnh Hà Bắc ghi nhận 21 trường hợp, vượt qua tỉnh Hắc Long Giang ở phía đông bắc trở thành khu vực có nhiều ca mắc Covid-19 nhất.
Trước đó, Hắc Long Giang ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày cao nhất trong 8 ngày liên tiếp.
Phần lớn các ca nhiễm có triệu chứng ở Hà Bắc được ghi nhận ở Xinji, thành phố nhỏ cách thủ phủ Shijiazhuang khoảng 60 km, nơi ghi nhận 18 trường hợp.
Cơ quan y tế thành phố Shijiazhuang cũng báo cáo 3 ca nhiễm có triệu chứng và 2 ca không có triệu chứng tại một cơ sở cách ly hôm 6/11.
Ở những nơi khác tại Hà Bắc, thành phố Jinzhou đã tiến hành 443.024 xét nghiệm trong đợt xét nghiệm thứ 3, tất cả đều cho kết quả âm tính.
Thành phố này cũng huy động 1.108 "nhân viên khử trùng" để làm sạch nhà cửa ở những nơi đã phát hiện ca nhiễm và những nơi có bệnh nhân.
Tại khu vực phía nam Quảng Tây, chính quyền một quận ở biên giới đã lập rào chắn, yêu cầu các lái xe đăng ký xuất xứ, sau khi ghi nhận một số ca nhiễm nhập cảnh.
Trung Quốc gặp khó khăn trong việc kiểm soát các ca nhiễm từ các khu vực biên giới, trong đó một thành phố ở biên giới Myanmar đã trải qua nhiều lần phong tỏa trong khoảng 200 ngày.
Kể từ ngày 17/10, khi làn sóng Covid-19 mới nhất bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc, 876 ca nhiễm đã được ghi nhận trên cả nước.
Hầu hết ca nhiễm tập trung ở tỉnh Hắc Long Giang, bắt nguồn từ một ca nhiễm nhập cảnh, và ở Nội Mông, nơi các du khách trong nước đến thăm một nhà hàng và lây lan virus sang các vùng khác.
Các nhà chức trách Trung Quốc đang siết chặt các biện pháp bảo vệ thủ đô Bắc Kinh để ngăn chặn nguy cơ đại dịch leo thang trước Thế vận hội mùa đông vào năm sau.
Bắc Kinh đã dừng các chuyến tàu xuất phát từ hơn 23 địa điểm có ghi nhận ca nhiễm trong đợt bùng phát mới nhất. Gần 50% chuyến bay tại sân bay thủ đô Bắc Kinh đã bị hủy.
Chính quyền Bắc Kinh cũng nhiều lần yêu cầu người dân hạn chế đi ra khỏi thành phố, hoãn tổ chức đám cưới, tổ chức tang lễ đơn giản và cắt giảm tất cả các cuộc tụ tập không cần thiết.
Tương tự Bắc Kinh, chính quyền nhiều thành phố khác cũng kêu gọi người dân không đi lại qua các tỉnh và không khuyến khích việc rời khỏi thành phố nếu không cần thiết.
Trung Quốc ngày 6/11 tuyên bố chính sách "Zero Covid" (Không Covid-19) nghiêm ngặt của nước này sẽ vẫn duy trì vì phù hợp với "điều kiện quốc gia và cơ sở khoa học".
Trung Quốc là quốc gia hiếm hoi trên thế giới vẫn theo đuổi "Zero Covid", trong khi các quốc gia khác đã chuyển hướng từ việc cố gắng loại bỏ virus sang học cách coi Covid-19 như một bệnh đặc hữu và sống chung với dịch.
Trung Quốc vẫn tiến hành xét nghiệm hàng loạt tại bất kỳ nơi nào ghi nhận dù chỉ một ca nhiễm, đồng thời cách ly tất cả những ai có nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế hoạt động đi lại để cắt đứt chuỗi lây nhiễm.
Đợt bùng phát dịch mới nhất tại Trung Quốc do biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao gây ra và cho đến nay đã lan ra 20 trong số 30 tỉnh tại đại lục. Đây cũng là đợt bùng phát dịch lan rộng nhất tại Trung Quốc kể từ sau đợt dịch ở Vũ Hán vào cuối năm 2019.
Tác giả: Thành Đạt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy