Cam kết khắc phục trước 31/12
Chiều 18/7, trao đổi PV Dân trí, ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đắk Lắk - cho biết, đơn vị đang làm văn bản gửi Bộ NN&PTNT cam kết thời gian xử lý những tồn tại, khiếm quyết của tiểu dự án cấp nước tưới thôn Tiến Cường (xã Quảng Tiến, huyện Cư M'gar - dự án từng 13 lần vỡ ống khi vận hành thử - PV) đến ngày 31/12 tới.
Sở NN&PTNT cam kết xử lý, khắc phục của dự án cấp nước tưới liên tục vỡ ống 13 lần khi vận hành thử vào trước 31/12 (Ảnh: Uy Nguyễn).
Mới đây, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk có ý kiến bằng văn bản cam kết về thời hạn xử lý những tồn tại, khiếm khuyết của các hạng mục công trình thuộc tiểu dự án do UBND tỉnh trực tiếp quyết định đầu tư kèm theo kế hoạch thực hiện chi tiết.
Đồng thời, chỉ đạo chủ đầu tư làm việc với Ban quản lý các dự án nông nghiệp để được hướng dẫn về thủ tục kéo dài thời gian thực hiện dự án làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
"Sau khi nhận được văn bản của Bộ NN&PTNT, tỉnh đã giao cho Sở làm văn bản để báo cáo với Bộ về tiến độ, thời gian hoàn thành dự án này", ông Côn thông tin.
Sự cố vỡ ống nước khiến phải kéo dài thời gian đưa dự án cấp nước tưới vào sử dụng (Ảnh: Uy Nguyễn).
Cũng theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, vừa qua HĐND tỉnh Đắk Lắk đã có kết luận phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai, thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh, trong đó có dự án cấp nước thôn Tiến Cường.
Qua đó, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh sớm thống nhất và chỉ đạo triển khai phương án xử lý, khắc phục những tồn tại để đưa công trình vào sử dụng trước ngày 31/12.
"Hiện, có nhiều ý kiến qua lại về chuyện thiết kế dự án, do đó Sở đã thuê một đơn vị tư vấn thiết kế nữa để có ý kiến cho chính xác, khách quan nhất. Chúng tôi đã làm đủ các bước nhưng vẫn chưa có đơn vị nào kết luận về hồ sơ thiết kế, tư vấn cả", ông Côn bày tỏ.
"Xin" thêm 6 tháng xử lý tồn tại của dự án
Trước đó, vào ngày 16/6, UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản xử lý kiến nghị của Sở NN&PTNT về dự án cấp nước thôn Tiến Cường. Tỉnh nêu rõ việc chậm thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại nhiều văn bản nếu ảnh hưởng đến tiến độ khắc phục tồn tại của dự án thì Sở NN&PTNT phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Tỉnh Đắk Lắk từng ra "tối hậu thư" khắc phục tồn tại của dự án và đưa vào sử dụng trước 30/6 nhưng phía Sở NN&PTNT đã đề nghị thêm 6 tháng để xử lý (Ảnh: Uy Nguyễn).
Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu khắc phục những tồn tại của dự án để đưa vào hoạt động trước ngày 30/6. Quá thời gian này nhưng chưa khắc phục, tỉnh sẽ giao công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ theo quy định.
Đến ngày 27/6, Sở NN&PTNT đã có văn bản gửi UBND tỉnh về kế hoạch khắc phục khiếm khuyết của dự án này. Qua đó, phía Sở đã họp bàn với các nhà thầu lên phương án xử lý các tồn tại và đề nghị việc thi công được hoàn thành trước ngày 30/11 và sẽ vận hành thử, kiểm tra để đưa công trình vào vận hành chính thức trước ngày 31/12.
Như Dân trí đưa tin, dự án cấp nước thôn Tiến Cường có tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng nhằm phục vụ cấp nước tưới cho 400 ha cà phê và hồ tiêu, do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công gồm liên danh 3 nhà thầu ở Hà Nội, Thanh Hóa và Đắk Lắk. Trong đó, hạng mục đường ống dẫn nước do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Kỳ Nguyên ở Đắk Lắk thầu thi công. Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh Đắk Lắk kết luận dự án có lỗi từ thiết kế cho đến thi công (Ảnh: Uy Nguyễn). Dự án triển khai năm 2019, đến năm 2020 dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên gần 73 tỷ đồng. Khi vận hành thử công trình, bơm nước thì liên tục bị vỡ đường ống 13 lần mà vẫn chưa thể khắc phục để đưa vào hoạt động. Sau đó, Đoàn kiểm tra số 3465 của UBND tỉnh Đắk Lắk do Sở Xây dựng chủ trì đã làm rõ và kết luận nguyên nhân việc vỡ ống và rò rỉ nước tại khớp nối trong quá trình thử áp và vận hành thử do những tính toán, thiếu sót của thiết kế cộng thêm việc triển khai thi công không đúng và thiếu một số cấu kiện so với hồ sơ thiết kế được duyệt. Cũng theo Đoàn kiểm tra, trường hợp triển khai đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, công trình cũng không thể đưa vào vận hành, khai thác đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. |
Tác giả: Thúy Diễm
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy