Dự án di dân tái định cư lòng hồ Yên Mỹ từ cao trình (+18.50)m đến (+20.36)m được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt năm 2017 với tổng mức đầu tư 290,903 tỷ đồng. Trong đó, bồi thường giải phóng mặt bằng 216,156 tỷ đồng, xây dựng 38,224 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác.
Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hoá làm chủ đầu tư, triển khai thực hiện trên địa bàn 4 xã: Thanh Kỳ, Thanh Tâm (Như Thanh), Phú Sơn (thị xã Nghi Sơn), Yên Mỹ (Nông Cống). Số hộ dân bị ảnh hưởng là 922 hộ. Dự án gồm 2 hợp phần: Xây dựng và giải phóng mặt bằng.
Hồ Yên Mỹ
Sau 5 năm triển khai thực hiện dự án, đến nay hợp phần xây dựng đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 16 tuyến đường giao thông nông thôn có chiều dài 16,152 km, giá trị 47,993 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hoá, trong quá trình thực hiện dự án, do thay đổi đơn giá thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dẫn đến kinh phí bối thường giải phóng mặt bằng tăng khoảng 2,3 lần so với quyết định phê duyệt dự án năm 2017. Trên cơ sở căn cứ pháp lý bồi thường về đất đai, tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất và hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống và chuyển đổi nghề, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến tổng mức kinh phí đầu tư đến thời điểm hiện tại là 495,085 tỷ đồng, tăng 204,182 tỷ đồng so với thời điểm phê duyệt dự án.
Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã nằm trong phạm vi dự án thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án; tổ chức thực hiện trích đo, cắm mốc giải phóng mặt bằng và khẩn trương thực hiện công tác kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang thì, việc triển khai thực hiện dự án sẽ phát huy hiệu quả nhiệm vụ thiết kế của hồ Yên Mỹ, tăng thêm khả năng tích nước của hồ, cắt giảm lũ và tránh gây ngập lụt cho vùng hạ du hồ Yên Mỹ. Đồng thời, bảo đảm an ninh nguồn nước, chủ động trong việc cung cấp ổn định nguồn nước cho Khu Kinh tế Nghi Sơn và diện tích đất canh tác nông nghiệp và giải quyết được những bức xúc của các hộ dân nằm trong vùng dự án. Do đó, cần khẩn trương xây dựng phương án tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng kế hoạch tổng thể về việc cung cấp, luân chuyển nước từ các hồ chứa trên địa bàn về cấp nước cho Khu Kinh tế Nghi Sơn và các vùng phụ cận.
Ông Lê Đức Giang cũng định hướng Sở Nông nghiệp xây dựng 3 phương án để giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc đang tồn tại, cụ thể, phương án 1: Sở Nông nghiệp phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tính toán lại dự toán kinh phí thực hiện dự án trên cơ sở căn cứ vào các quy định hiện hành. Phương án 2, Sở Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng phương án nâng mức cao trình lên (+19.5)m; đồng thời, tính toán quy mô ảnh hưởng, kinh phí thực hiện nạo vét lòng hồ Yên Mỹ để báo cáo tỉnh. Phương án 3, đề xuất nâng mức cao trình lên (+19.5)m, song không thực hiện nạo vét lòng hồ mà thực hiện giải pháp đắp bờ quanh hồ.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy