Được khởi công tháng khởi công 9/2010 và có tiến độ hoàn thành năm 2015 nhưng đến nay đã qua 14 năm thi công (chậm tiến độ 9 năm) nhưng tuyến đường sắt đô thị vẫn chưa thể chở khách.
Kế hoạch vận hành mới nhất được chủ đầu tư là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đưa ra là tháng 6.
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, kế hoạch này được đưa ra sau khi tiến độ vận hành các đoàn tàu vào vào tháng 12 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng chủ đầu tư đã không thực hiện được. Cụ thể, ngày 7/8/2022, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo nội dung: “Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP Hà Nội giải quyết dứt điểm vướng mắc, đưa đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội vào khai thác cuối năm 2023”.
Sau khi tiến độ trên không thực hiện được, trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện MRB cho biết, Ban đang hoàn thành các thủ tục cuối cùng để đưa các đoàn tàu hoạt động thương mại (chở khách) vào trước 30/6.
Sau 14 năm thi công và với 13 lần lỡ hẹn về tiến độ, đến nay các đoàn tàu Nhổn - ga Hà Nội vẫn chưa thể lăn bánh chở khách.
Tuy nhiên đến nay, thời điểm 30/6 đã qua được 1 ngày nhưng các đoàn tàu Nhổn - ga Hà Nội vẫn chưa chở khách trên tuyến. Đây là lần thứ 13 tuyến đường sắt đô thị lỡ hẹn với việc đưa các đoàn tàu vào hoạt động chở khách.
Lý giải về việc trên, đại diện MRB vừa cho biết, hiện việc thi công đoạn trên cao đã hoàn thành 100%, 10 đoàn tàu chở khách của dự án cũng đã hoàn thành các đợt chạy thử nghiệm, giữa tháng 6 vừa qua cũng đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam đã cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật để tàu hoạt động thương mại theo kế hoạch trong quý II. Tuy nhiên, hiện dự án đang được các cơ quan có chức năng rà soát, kiểm tra, nghiệm thu để cấp chứng nhận an toàn, sau đó dự án mới đủ điều kiện để đưa vào vận hành đoạn trên cao.
Cùng với 13 lần lỡ hẹn và chậm tiến độ 9 năm, hiện Dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội cũng là dự án đội vốn cao nhất trong các dự án đường sắt đô thị đang đã và đang thi công ở Hà Nội. Cụ thể, theo mức đầu tư được phê duyệt lúc khởi công dự án có chi phí là 18.408 tỷ đồng (chủ yếu vốn vay ODA của Chính phủ Pháp), đến nay sau các lần xin điều chỉnh, tổng mức đầu tư đã tăng lên trên 30.000 tỷ đồng, đội vốn gần 63%.
Trước đó, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ 6 năm, đội vốn 45%, lỡ hẹn 10 lần.
13 lần 'vỡ' tiến độ của dự án Metro Nhổn - Hà Nội: Lần 1: Không hoàn thành đúng với tiến độ dự án là năm 2015 Lần 2: Được điều chỉnh tiến độ sang năm 2016 Lần 3: Không hoàn thành vào năm vào 2016 và UBND thành phố Hà Nội phải điều chỉnh lại tiến độ sang năm 2017. Lần 4: Không hoàn thành vào năm 2018 và UBND thành phố Hà Nội phải điều chỉnh sang năm 2018 Lần 5: Năm 2018 không hoàn thành, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cam kết hoàn thành vào tháng 4/2021 Lần 6: Không hoàn thành vào 4/2021 và phải điều chỉnh tiến độ vào tháng 10/2021. Lần 7: Không hoàn thành kế hoạch chạy tàu vào 4/2021 và phải điều chỉnh vào tháng 12/2021. Lần 8: Không hoàn thành kế hoạch chạy tàu vào 12/2021. Lần 9: Tại buổi Thủ tướng Chính phủ đi kiểm tra dự án ở hiện trường ngày 7/8/2022, Đại diện UBND thành phố Hà Nội báo cáo tiến độ và cam kết: đưa đoạn trên cao từ Nhổn (Bắc Từ Liêm) về ga S8 (Cầu Giấy), dài hơn 8 km vào hoạt động từ tháng 12/2022. Lần 10: Không hoàn thành kế hoạch chạy tàu vào 12/2022 không hoàn thành cam kết chạy tàu với Thủ tướng Chính phủ, tháng 3/2023 Ban MRB xin lùi và đưa ra thời gian đưa các đoàn tàu vào hoạt động là 8/2023. Lần 11: Sau khi không hoàn thành kế hoạch chạy tàu vào 8/2023, ngày 7/8, văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với nội dung: Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giải quyết dứt điểm vướng mắc, đưa đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội vào khai thác cuối năm 2023. Lần 12: Dự án vẫn không thể đưa các đoàn tàu vào hoạt động ở đoạn trên cao theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tháng 12/2024. Trao đổi với PV Tiền Phong sau đó, lãnh đạo Ban MRB cho biết, hiện đã hoàn thiện các công việc quan trọng cuối cùng để đưa các đoàn tàu vận hành thương mại đoạn trên cao trong tháng 6 năm nay. Lần 13: Các đoàn tàu Nhổn - ga Hà Nội vẫn chưa thể chạy ở đoạn trên cao từ Nhổn về Cầu Giấy như cam kết. |
Tác giả: Nhóm PV Thời sự
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy