Đại diện bộ Tài chính cho biết, đối với dự án tuyến metro 1, dự án có vướng mắc vì căn cứ quy định, bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tính toán phần vốn cấp phát cho dự án theo VNĐ tại thời điểm phê duyệt Quyết định Đầu tư dự án ban đầu, nay áp dụng đồng tiền vay là Yên Nhật (JPY) có chênh lệch.
Về vấn đề tỉ lệ cấp phát/cho vay lại, căn cứ ý kiến đồng thuận của TP.HCM, bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về tỷ lệ cấp phát dự án là 67,5% tổng vốn vay theo tổng mức đầu tư ban đầu, phần tổng mức đầu tư tăng thêm áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ.
Để thúc đẩy giải quyết dứt điểm vấn đề này, UBND TP.HCM cần thống nhất với bộ KH&ĐT xác định số vốn cấp phát cho Dự án phù hợp với cơ chế tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngay khi Dự án được giao kế hoạch vốn cấp phát và có đề nghị rút vốn, bộ Tài chính sẽ thực hiện rút vốn.
UBND TP.HCM kiến nghị bộ Tài chính nhanh chóng tháo gỡ khó khăn về vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng 2 tuyến metro số 1 và số 2.
Đối với dự án tuyến metro số 2, căn cứ các Quyết định của UBND TP.HCM và quyết định của các cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án, bộ Tài chính đã ký các Hiệp định vay từ các nguồn ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và ngân hàng KfW (Đức) cho dự án.
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện của dự án là rất chậm, phần lớn giá trị vốn vay đã cam kết phải hủy và mới chỉ giải ngân cho chi phí tài chính (khoảng 40,34 triệu USD), chưa giải ngân cho xây lắp, mua sắm thiết bị. Đến nay, toàn bộ các Hiệp định vay tài trợ Dự án đều đã hết hạn giải ngân/đã hủy.
Đối với việc gia hạn thời gian giải ngân dự án (nguồn vay KfW): Tại thư ngày 5/8/2021 gửi bộ Tài chính, KfW chỉ đồng ý gia hạn thời hạn giải ngân của phần vốn viện trợ không hoàn lại (đến ngày 30/12/2026). Đối với phần vốn vay, bộ Tài chính vẫn chưa nhận được ý kiến đồng thuận của KfW về việc gia hạn và điều chỉnh lịch trả nợ gốc.
Bộ Tài chính đã có ý kiến, đề nghị UBND TP.HCM cập nhật về tiến độ triển khai dự án đến nay; có ý kiến về các đề xuất của KfW nêu tại thư ngày 5/8/2021; đề xuất ý kiến trao đổi với KfW về trách nhiệm trả phí cam kết đối với phần vốn vay theo quy định của Thỏa thuận vay trong giai đoạn từ khi hết hạn giải ngân vào ngày 30/12/2020 đến khi KfW đồng ý tiếp tục gia hạn thời hạn giải ngân (ở mức 0,25%/năm tính trên số vốn chưa rút) trong trường hợp KfW đồng ý việc gia hạn đối với phần vốn vay.
Sau đó, căn cứ ý kiến trả lời của UBND TP.HCM về nội dung này, bộ Tài chính sẽ tiếp tục trao đổi với KfW về việc gia hạn thời hạn giải ngân khoản viện trợ và khoản vay.
"Vướng mắc lớn nhất hiện nay là ban Quản lý dự án và UBND TP.HCM chậm trễ trong việc triển khai dự án và trả lời các kiến nghị của Nhà tài trợ", đại diện bộ Tài chính cho biết.
Trước đó, UBND TP.HCM kiến nghị bộ Tài chính, bộ KH&ĐT cho phép thành phố giải ngân 9,671 tỷ Yên Nhật (khoảng 1.952 tỷ đồng). Theo UBND TP.HCM, nguyên nhân của việc chậm giải ngân là các bộ ngành có liên quan không thống nhất với nhau về giá trị cấp phát. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Hợp đồng thi công chống thấm
- Bảng giá chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng Hà Nội
- Tham khảo ngay nội thất phòng bếp gỗ óc chó chất lượng tại Ibiz Việt Nam
- The emerald 68
- verosa khang điền
- Cho thuê Căn Hộ Vinhomes Golden River
- Dự án Masteri Grand View Masterise Homes
- Hướng nhà hợp tuổi 1997
- carbon fiber
- Phú Khang chuyên sản xuất Quạt ly tâm trung áp
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy