Nhiếp ảnh gia Ralph Mirebs đã tìm thấy hai đống đổ nát, phủ đầy bụi bẩn khi du lịch đến Baikonur Cosmodrome ở Kazakhstan. Đây là công trình xây dựng quỹ đạo không gian Buran vào những năm 1970 và 1980.
Dự án bắt đầu vào năm 1974 và bị trì hoãn năm 1993 sau khi hoàn thành một chuyến bay quỹ đạo không người lái vào năm 1988.
Buran được coi là chương trình tương đương với tàu thăm dò của Hoa Kỳ.
Chương trình Buran được khởi đầu bởi Liên Xô để đối phó với chương trình Space Shuttle của Hoa Kỳ. Đây là dự án lớn nhất và đắt nhất trong lịch sử thám hiểm không gian của Liên Xô.
Dự án này được diễn ra vào ngày 15 tháng 11 năm 1988 từ bệ phóng Baikonur Cosmodrome. OK-1K1 đã được đưa vào không gian, không người lái, thiết kế đặc biệt với tên lửa Energia.
Tên lửa Energia được nâng lên trước khi tách ra khỏi bệ phóng. Orbiter (OK)-1K1 Buran thực hiện 2 vòng bay quanh Trái Đất trước khi trở về.
Bên ngoài của Nhà tàu con thoi Buran tại Baionur ở Kazakhstan
Những bộ phận bên trong đã bị han gỉ
Bên trong buồng lái của chiếc tàu con thoi
Công suất lên tới 30 tấn của con tàu cùng 15 tấn tải trọng khẳng định cho sự thành công của mục tiêu phá hủy các tên lửa đối phương từ khoảng cách vài nghìn ki lô mét.
Quan chức Liên Xô lo ngại rằng tàu con thoi NASA có thể đột ngột thả bom vào Moscow.
Kỹ sư Liên Xô đã đưa ra một mẫu thiết kế tàu vũ trụ có bề ngoài giống hệt nhưng sau thử nghiệm hầm gió thì thấy rằng thiết kế của NASA đã là lý tưởng.
Một phần bên trong của những tàu con thoi Buran
Dự án đã bị đình chỉ sau chuyến bay đầu tiên do thiếu vốn và tình hình chính trị bất ổn ở Liên Xô.
Hai con tàu tiếp theo không được hoàn thành trong năm 1990 và 1992 và dự án chính thức chấm dứt vào 30/6/1993 theo lệnh của Tổng thống Boris Yeltsin.
Đồng thời, hàng tỷ đồng rúp đã phải tiêu tốn cho chương trình.
Những gì còn lại bên trong tòa nhà của chương trình tàu vũ trụ con thoi Buran tại Baikonur Cosmodrome.
“Buran” theo tiếng Nga là “cơn bão tuyết”. Thật không may, năm 2002, nhà máy chứa máy bay tại Baikonur Cosmodrome đã bị sụp đổ trong một trận bão tuyết do bảo dưỡng kém.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy