Tin liên quan
Ảnh minh họa.
Bà Vũ Xuân Đào và bà Trần Thị Trâm Anh, những chuyên gia kinh tế độc lập nêu quan điểm trong báo cáo tại hội thảo diễn ra vào hôm qua (22/6) do Bộ Kế hoạch Đầu tư (PMI) và USAID rằng, yêu cầu sự công khai, minh bạch trong việc sử dụng Ngân sách nhà nước xuất phát từ nguyên nhân Chính phủ đang đối mặt với những đòi hỏi ngày càng tăng về tính minh bạch và giải trình việc sử dụng nguồn lực công và ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, việc công khai minh bạch nhằm tạo dựng niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các định chế quốc tế vào Chính phủ, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đó thúc đẩu phát triển bền vững và công bằng.
Mặc dù về mặt thể chế đã có nhiều văn bản quy định về công khai, minh bạch ngân sách Nhà nước nhưng trên thực tế sử dụng ngân sách đã thực hiện công khai nhưng không minh bạch.
Theo 2 vị chuyên gia, điều này được thể hiện thông qua việc chỉ công khai dự toán và quyết toán sau khi được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân phê duyệt.
Nội dung công khai quá phức tạp, nhiều con số, ít thuyết minh, giải trình. Đặc biệt chưa thực sự phù hợp với mối quan tâm của người dân.
“Có khoảng 10% số công chúng hiểu được thông điệp và những thông tin đã được công khai do đó công khai chỉ mang tính hình thức, không giúp người dân hiểu và có khả năng giám sát”, báo cáo của bà Vũ Xuân Đào và bà Trần Thị Trâm Anh cho hay.
Dự kiến thu - chi ngân sách 2015. Nguồn MOF
Đồng thời 2 vị chuyên gia này cũng cho rằng, công khai thông tin chưa gắn với cơ chế giải trình.
Cụ thể, tại các địa phương chưa có những cơ chế giải đáp, tháo gỡ kịp thời những thắc mắc hoặc ý kiến của người dân, trừ kênh tiếp xúc cử tri, người dân không biết hỏi ai do đó ngân sách công khai nhưng chưa thu hút sự tham gia và quan tâm của cộng đồng vào quá trình quản lý ngân sách ở địa phương.
Ngoài ra, cũng theo 2 vị chuyên gia này mặc dù Luật Ngân sách đã có quy định về công khai ngân sách nhưng chưa quy định rõ công tác đánh giá và trách nhiệm giải trình các số liệu công khai của các bên liên quan.
Thiếu các quy định về việc kiểm tra, thanh tra các đối tượng có liên quan trong việc thực hiện chế độ công khai ngân sách Nhà nước, chưa quy định rõ về các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm.
Về phía người dân chỉ quan tâm và tham gia vào các chương trình, dự án có sự đóng góp nguồn lực như tài chính, nhân công, đất đai…của nhân dân địa phương mà không hoặc ít quan tâm đến các chương trình đầu tư 100% vốn ngân sách Nhà nước.
Theo đó, đưa ra kiến nghị cần có cơ chế cho sự tham gia của người dân, cộng đồng trong các khâu của quy trình kế hoạch ngân sách ở cấp cơ sở như công khai thông tin về dự toán ngân sách phân bổ cho địa phương đã được phê duyệt.
Phân cấp ngân sách gắn với trao quyền để sử dụng ngân sách có hiệu quả và công khai thông tin các hạng mục công trình đầu tư trên địa bàn xã, thôn để người dân nắm bắt thuận lợi cho công tác giám sát.
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy