Sáng 2/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long - Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022.
Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để làm sao có vaccine về Việt Nam ngày một nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Tuy nhiên do nguồn cung khan hiếm vào thời điểm này, nên cao điểm vaccine về Việt Nam là quý IV/2021. Dự kiến trong tháng 7/2021 sẽ có khoảng 8 triệu liều vaccine về Việt Nam.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để triển khai chiến dịch hiệu quả và đảm bảo chất lượng vaccine, tất cả các quy trình phải phối hợp chặt chẽ từ vấn đề bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm, ứng dụng công nghệ thông tin và cả công tác truyền thông cho chiến dịch.
Đặc biệt, vấn đề an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc "tiêm đến đâu, an toàn đến đó".
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế
Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nhấn mạnh là "tất cả các liều vaccine về đến Việt Nam phải được sử dụng hiệu quả, không được phép lãng phí một liều nào".
Việc phân bổ vaccine sẽ tiếp tục được công khai minh bạch, phân bổ cho các điểm tiêm bao nhiêu, tiêm bao nhiêu liều, còn lại bao nhiêu để người dân giám sát chặt chẽ… Dự kiến có khoảng 19.000 điểm tiêm và số lượng có thể thay đổi để phù hợp với thực tiễn.
Tại cuộc họp, TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết để phục vụ chiến dịch tiêm chủng, Ban Chỉ đạo đã quyết định trưng dụng 8 kho lạnh thuộc Quân khu Thủ đô và 7 Quân khu vùng để thực hiện chức năng bảo quản vaccine. Các kho này đều đảm bảo yêu cầu về chuyên môn.
Cục trưởng Đặng Quang Tấn cũng lưu ý vấn đề chuẩn bị vật tư, dây chuyền lạnh và nhân lực cho tiêm chủng là rất cần thiết, do đó các địa phương cần có kế hoạch cụ thể về các nội dung này.
Đối với các cơ sở tiêm chủng cần phải tuân thủ giãn cách, có thể tiêm theo khung giờ để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và thực hiện hiệu quả quản lý tiêm chủng bằng công nghệ.
Về vấn đề đảm bảo an toàn tiêm chủng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các địa phương ngay từ bây giờ phải kiện toàn các đội cấp cứu cơ động để sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm khi cần. Cơ sở điều trị tổ chức tiêm cho đối tượng cần theo dõi đặc biệt như có bệnh nền…
Việt Nam đặt mục tiêu tới cuối năm 2021 - đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vaccine COVID-19. Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn cho biết, chiến dịch tiêm chủng sẽ diễn ra từ tháng 7/2021 - 4/2022, với mục tiêu chung là phòng chống chủ động bằng việc sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng. Mục tiêu cụ thể, trong năm 2021, tiêm tối thiểu cho 50% người từ 18 tuổi trở lên. Trên 70% dân số được tiêm vaccine xin đến hết Quý 1/2022 và đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vaccine. Ngoài những đối tượng tiêm theo Nghị quyết 21, dự thảo đã bổ sung thêm các đối tượng bao gồm trong cả lĩnh vực Nhà nước và tư nhân được tiêm vaccine COVID-19. Chiến dịch sẽ triển khai trên quy mô toàn quốc, trong đó ưu tiên các tỉnh, thành phố đang có dịch, có nhiều khu công nghiệp. Trong tỉnh, thành phố, ưu tiên tiêm chủng cho các đối tượng ở vùng đang có dịch... |
Mai Loan (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy