Quyết liệt chống đôla hóa, vàng hóa
“Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt ngày 8/8 vừa qua đã đưa ra lộ trình thực hiện các dự án, chiến lược các năm tới.
Ngay trong năm 2018 này, ba đề án được NHNN trình Thủ tướng phê duyệt là Đề án giải pháp hạn chế vàng hóa, đôla hóa và Đề án khung chuẩn bị nguồn lực, cử và tiến cử đại diện tham gia học tập, công tác, nghiên cứu, biệt phái và trao đổi cán bộ tại các thể chế tài chính ngân hàng quốc tế, phân kỳ 2018 - 2020 và 2020 - 2030.
Đề án giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế nhằm chuyển hóa nguồn lực vàng thành tiền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017 - 2020 sẽ được NHNN chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan để soạn thảo.
Còn Đề án hạn chế tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 NHNN phối hợp thêm với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch và các đon vị có liên quan.
Hạn chế đôla hóa là vấn đề được NHNN tập trung các giải quyết nhiều năm nay. Trần lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam đã được đưa về 0%/năm vào nửa cuối năm 2015. Ở chiều cho vay, Thông tư 24/2015 đã "siết" nhu cầu vay vốn ngoại tệ doanh nghiệp, giới hạn chỉ 5 đối tượng được tiếp cận vốn vay USD.
Từ một quốc gia có tới 25% tiền gửi là ngoại tệ cách đây 10 năm, đến nay, số dư ngoại ngoại tệ giảm xuống còn khoảng 8%. Cũng theo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng, Chính phủ đề ra mục tiêu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5% vào năm 2020 và mức 5% vào năm 2030. Thủ tướng đề ra mục tiêu tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Sẽ nghiên cứu Luật Các hệ thống thanh toán
Giai đoạn 2021-2015, NHNN sẽ trình dự án 4 luật. Trong đó, ba luật sửa đổi, bổ sung ba luật hiện hành, Cơ quan này sẽ chủ trình xây dựng Luật Các hệ thống thanh toán.
Mục tiêu khi xây dựng nhằm tăng cường quản lý, giám sát hệ thống thanh toán trong nền kinh tế đảm bảo an toàn, phù hợp với thực tế Việt Nam lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.
Danh sách các Dự án Luật dự kiến hoàn thành 2021 - 2025
Định hướng của Chính phủ các năm tới là đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán phấn đấu ở mức dưới 10%. Tỷ lệ này đến cuối năm 2025 giảm xuống mức dưới 8%.
Ngoài ra, theo lộ trình đề ra, NHNN sẽ xây dựng và trình Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện trong năm 2020, Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2020. Chiến lược phát triển Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Theo NDH
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy