Dòng sự kiện:
Dự kiến kinh phí phát triển kinh tế đêm ở Quảng Trị là gần 15.000 tỷ đồng
09/11/2023 15:43:15
Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện Đề án khoảng 14.796 tỷ đồng; trong đó ngân sách nhà nước khoảng 101,4 tỷ đồng, vốn xã hội hóa khoảng 14.694,6 tỷ đồng.

Ngày 9/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương vừa tổ chức họp bàn về dự thảo Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. 

Thời gian qua một số mô hình về kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được hình thành trong thời gian qua nhưng chưa được đầu tư bài bản và đồng bộ và chưa tạo ra sản phẩm đủ sức hấp dẫn khách du lịch.

Vì vậy, mục đích của Đề án trên nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh này để hình thành các mô hình, sản phẩm độc đáo, khác biệt vào ban đêm. Đồng thời nâng cao chất lượng ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, thu hút khách du lịch đến Quảng Trị tham quan và lưu trú dài ngày. Việc phát triển kinh tế ban đêm để bổ trợ cho các hoạt động đang diễn ra trên địa bàn tỉnh.

lalalalalakakka

Một góc chợ Đông Hà về đêm

Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện Đề án khoảng 14.796 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. Trong đó, ngân sách Nhà nước khoảng 101,4 tỷ đồng, vốn xã hội hóa khoảng 14.694,6 tỷ đồng.

Cụ thể, kêu gọi dự án Trung tâm thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí tại công viên sinh thái Cọ Dầu (thành phố Đông Hà) 2.000 tỷ đồng, Trung tâm dịch vụ biên mậu cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa) 1.000 tỷ đồng, tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển Gio Linh (huyện Gio Linh) 4.000 tỷ đồng…

Từ nay đến năm 2025, Quảng Trị thí điểm 3 - 4 phố đi bộ với các dịch vụ vui chơi giải trí, trình diễn văn hóa nghệ thuật, ẩm thực vùng miền tại TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị, thị trấn Lao Bảo; phát triển 2 - 3 cửa hàng, trung tâm mua sắm, phố ẩm thực… Các dịch vụ này hoạt động từ chiều tối hôm trước đến rạng sáng hôm sau.

Đến năm 2030, Quảng Trị phấn đấu thu hút 2 triệu lượt khách du lịch tham gia kinh tế đêm, mở rộng 4 - 5 phố đi bộ, chợ đêm, khu phố mua sắm ẩm thực, dịch vụ vui chơi giải trí, trình diễn văn hóa nghệ thuật, hình thành và phát triển ít nhất 2 - 3 sản phẩm vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật đặc sắc mang tính biểu tượng về đêm.

Giai đoạn 2023-2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 7-7,5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 11,7%/năm. Triển khai thí điểm 3-4 khu vực tổ chức tuyến phố đi bộ.

Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 8-8,5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 14,3%.

Theo ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, Quảng Trị là địa phương có nhiều tiềm năng, thuận lợi, thời gian qua, một số mô hình về kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh đã được hình thành và đem lại những tín hiệu tích cực.

Việc phát triển kinh tế ban đêm là vấn đề lớn có tầm quan trọng, vì vậy cần có những giải pháp để triển khai một cách đồng bộ, thực chất, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu, điều chỉnh về không gian, thời gian cho các hoạt động kinh tế ban đêm, gắn với những hoạt động cụ thể của từng địa phương. Xác định thời gian cụ thể thực hiện đề án, từ đó triển khai quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm.

Trước mắt, cần tập trung triển khai thực hiện tại những địa điểm đã có hình ảnh, thương hiệu như TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa)... Sau đó, mỗi địa phương nghiên cứu triển khai các hoạt động đặc thù, phù hợp tình hình thực tế để đa dạng hóa loại hình du lịch.

Xem xét đề xuất các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế ban đêm. Phân cấp, phân quyền rõ ràng trong công tác quản lý. Các địa phương có thể quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến phát triển kinh tế ban đêm.

Đình Tuấn

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến