Dự kiến chiều 12/7, tại phiên họp 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.
Theo tờ trình của Chính phủ, mục tiêu tổng quát của việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý ĐVHC, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước, bảo đảm bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: QH
Từ đó góp phần phát huy các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Cả nước sẽ phấn đấu đến năm 2030 các ĐVHC cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
33 huyện và khoảng 1.327 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp
Tờ trình của Chính phủ dẫn số liệu báo cáo của 63 địa phương cho thấy, trong giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến cả nước có khoảng 33 ĐVHC cấp huyện và khoảng 1.327 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp.
Con số này chưa tính số ĐVHC thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu.
Theo dự thảo nghị quyết, các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp từ đây đến năm 2025 là những nơi có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; ĐVHC cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; ĐVHC cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Đến năm 2030, các tỉnh, thành hoàn thành sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; ĐVHC cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; ĐVHC cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh, thành do ngân sách địa phương bảo đảm.
Đồng thời, ngân sách trung ương hỗ trợ một lần khoảng 1.323 tỷ đồng cho các địa phương nhận bổ sung cân đối với định mức 20 tỷ đồng cho mỗi ĐVHC cấp huyện giảm và 500 triệu đồng cho mỗi ĐVHC cấp xã giảm khi sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2030.
Định mức hỗ trợ nêu trên đã được Bộ Tài chính cân đối trên cơ sở tính toán số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã dự kiến sắp xếp trong giai đoạn 2023 – 2030 bảo đảm phù hợp với khả năng của ngân sách trung ương trong điều kiện hiện nay.
Về sắp xếp tổ chức bộ máy, số lượng lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do thực hiện sắp xếp ĐVHC, dự thảo nghị quyết quy định thời điểm tạm dừng bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý và dừng tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức nơi sắp xếp ĐVHC kể từ ngày UBND cấp tỉnh trình Chính phủ đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
Việc này nhằm bảo đảm các địa phương có thời gian rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.
Dự thảo Nghị quyết quy định chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành, các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC mới phải hoàn thành xong việc sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy.
Cần có cơ chế để ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương
Trước đó vào sáng 10/7, tại phiên họp toàn thể lần thứ 16 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, các đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Nghị quyết về phạm vi các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 – 2030.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cũng lưu ý mục tiêu của việc sắp xếp không chỉ nhằm làm giảm số lượng đơn vị hành chính, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước mà còn nhằm mục đích bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Vì vậy, đối với những đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số quá lớn, gấp rất nhiều lần so với tiêu chuẩn quy định thì cũng cần được xem xét sắp xếp lại bởi cho dù có tăng thêm biên chế thì trong điều kiện hiện nay cũng vẫn rất khó tổ chức công tác quản lý nhà nước có hiệu quả trên địa bàn.
Các đại biểu cũng tán thành với quy định các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định, trừ trường hợp nhập từ 3 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên hoặc có yếu tố đặc thù không thể nhập, điều chỉnh thêm với đơn vị hành chính cùng cấp khác.
Các ý kiến cũng nhất trí cao với việc cần có cơ chế để ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương trong việc sắp xếp đơn vị hành chính đặc biệt là các địa phương còn nhiều khó khăn về ngân sách.
Tác giả: Thu Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy