Chiều 29/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thường trực Thành ủy đã xem xét và yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND TP khẩn trương ban hành kế hoạch cho học sinh khối 10, 11, 12 và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trở lại trường học.
Trước mắt, TP sẽ thực hiện đối với các đơn vị xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, nơi trong 14 ngày tính đến thời điểm 30/11 không có các ca F0 trong cộng đồng. Thời gian thực hiện từ đầu tháng 12 và có thể xem xét từ ngày 6/12.
Bí thư Thành ủy cũng lưu ý, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội và cả nước với số lượng ca F0 phát sinh mới có xu hướng ngày càng tăng. Tính riêng từ ngày 11/10 đến 28/11, toàn TP đã ghi nhận hơn hơn 5.600 ca mắc, trong đó số ca cộng đồng lên tới hơn 35%. Ngày 28/11, lần đầu tiên số ca mắc mới một ngày vượt quá 300 ca.
Trước mắt, kế hoạch này sẽ triển khai ở các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã mức độ dịch cấp độ 1 và 2; trong 14 ngày, tính đến 30/11, không có ca F0 cộng đồng. Thời gian thực hiện là đầu tháng 12, có thể từ thứ Hai tuần sau, ngày 6/12.
Quyết định mở cửa trường học được xem xét thận trọng dựa trên mức độ dịch, độ phủ vaccine với học sinh và kinh nghiệm mở cửa các trường trước đó. Từ 23/11, Hà Nội đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người 15 đến 17 tuổi, trong đó phần lớn là học sinh THPT. Đến nay, tỷ lệ tiêm đạt hơn 90%.
Hơn 36.000 học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã đã trở lại trường an toàn, không ghi nhận ca mắc trong trường học. Ông Dũng cho rằng kết quả này là kinh nghiệm quý giá để thành phố tiếp tục mở rộng địa bàn, quy mô các khối, lớp trở lại học trực tiếp.
Ông lưu ý, các trường trước hết phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo và Sở Y tế. Giáo viên chưa tiêm đủ hai mũi vaccine chỉ được dạy trực tuyến, không tổ chức ăn bán trú, căng tin trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân. Các trường cũng chỉ dạy học trực tiếp một buổi mỗi ngày.
Trong quá trình tổ chức dạy trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống COVID-19, các trường phải dừng học trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Ngoài việc mở cửa trường với học sinh lớp 9 và cấp THPT, Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu ngành Giáo dục theo dõi sát tình hình dạy và học trực tuyến của các khối THCS và tiểu học, phối hợp ngành Y tế đảm bảo tiến độ tiêm vaccine cho trẻ 12 đến 15 tuổi, đồng thời lên phương án đón học sinh THCS trở lại trường trong thời gian sớm nhất, "có thể tiếp ngay sau khối THPT".
Từ 23/11, Hà Nội đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người từ 15-17 tuổi, trong đó phần lớn là học sinh THPT. Đến nay, tỷ lệ tiêm đã đạt hơn 90%. Ông Dũng cho biết thời gian tới TP sẽ cố gắng bảo đảm an toàn và hoàn thành đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi; tạo cơ sở để đưa các em sớm trở lại trường học.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy