Rung lắc mạnh trong suốt phiên sáng, lực cầu đã nhập cuộc mạnh mẽ hơn kể từ cuối phiên chiều. Thanh khoản đến hết phiên giao dịch 30/5 đạt 16.496,24 tỷ đồng tương ứng 587,22 triệu cổ phiếu; con số này trên HNX là 81,37 triệu cổ phiếu tương ứng 1.802,69 tỷ đồng và UPCoM là 44,96 triệu cổ phiếu tương ứng 783,33 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn hơn 19.000 tỷ đồng.
VN-Index đóng phiên trên ngưỡng 1.290 điểm (Ảnh chụp màn hình).
Theo đó, chỉ số tuy diễn biến gay cấn nhưng kết phiên vẫn đạt được mức tăng mạnh. VN30-Index đóng cửa cao nhất phiên, tăng 7,19 điểm tương ứng 0,54% lên 1.342,87 điểm. VN-Index tăng 8,47 điểm tương ứng 0,66% lên 1.293,92 điểm.
HNX-Index tăng 1,6 điểm tương ứng 0,52% lên 312,77 điểm; UPCoM-Index tăng 0,42 điểm tương ứng 0,44% lên 95,71 điểm.
Trên toàn thị trường có 622 mã tăng giá, 46 mã tăng trần - gấp đôi so với 315 mã giảm, 14 mã giảm sàn.
VHM, VJC, VCB, BID, VPB, VIC đang là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index. VJC tăng 4,3%; STB tăng 2,5%; TPB tăng 2,2%; PLX tăng 1,9%; PDR tăng 1,8%; VPB tăng 1,6%... Tuy nhiên, trong số này không có mã nào chi phối đáng kể lên chỉ số.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu đầu cơ lại bất ngờ hút dòng tiền và tăng mạnh. Nhóm cổ phiếu "họ" FLC tăng giá ồ ạt: AMD, FLC, ROS, HAI tăng kịch biên độ trên sàn HoSE, không hề còn dư bán. FLC khớp 14,4 triệu đơn vị, ROS khớp 13,5 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, KLF cũng tăng 5%; ART tăng 6,7%.
Cổ phiếu "họ" FLC bất ngờ tăng mạnh (Ảnh chụp màn hình).
Cổ phiếu PXS của Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí gây bất ngờ khi tăng kịch trần lên 5.460 đồng/cổ phiếu sau thông tin mã cổ phiếu này bị hủy niêm yết bắt buộc kể từ ngày 24/6. Nguyên nhân khiến 60 triệu cổ phiếu PXS bị hủy niêm yết bắt buộc do báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp (2019, 2020, 2021) nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán.
Trong báo cáo tài chính kiểm toán 2021, Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí đã nhận ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán liên quan đến việc công ty đã điều chỉnh giảm doanh thu hơn 56 tỷ đồng, đồng thời giảm giá trị khoản mục nợ phải thu khách hàng ngắn hạn gần 62 tỷ đồng và hoàn nhập dự phòng số tiền tương ứng liên quan đến dự án công trình DKI thuộc dự án sửa chữa nâng cấp công trình DKI/20, DKI/21 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, theo đơn vị kiểm toán, doanh thu của dự án này đã được ghi nhận trong năm 2017 sau khi đưa vào sử dụng, nên việc điều chỉnh không phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
Hay như cổ phiếu YEG hôm nay cũng tăng trần lên 17.350 đồng sau thông tin người sáng lập là ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống lẫn cổ đông lớn là bà Trần Uyên Phương đều đồng loạt muốn thoái vốn.
Ngoài ra, trong phiên hôm nay cũng chứng kiến diễn biến tăng trần tại L14, VLA, NSH, PSC, PVB, CVN, SD9, ITQ trên sàn HNX, tuy nhiên, thanh khoản ở các mã này khá thấp.
Tác giả: Mai Chi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy