Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ liên minh ba đảng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đạt được thỏa thuận vào phút chót nhằm chấm dứt khủng hoảng ngân sách gây nhiều tranh cãi căng thẳng kéo dài gần 1 tháng qua.
Bước đột phá này có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) thân thiện với doanh nghiệp.
Chi tiết về những thỏa hiệp dẫn tới thỏa thuận này hiện vẫn chưa được thông báo rõ. Ngoài ra, đây chỉ là dự thảo thỏa thuận, vẫn cần được các thành viên của liên minh cầm quyền thảo luận và thông qua tại Quốc hội. Dự kiến thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 1/2024.
Thỏa thuận này mang lại cho các doanh nghiệp ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sự yên tâm nhất định sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về việc chính phủ chuyển đổi mục đích sử dụng khoản tín dụng 60 tỷ euro (65 tỷ USD) dành cho đại dịch COVID-19 sang quỹ khí hậu là vi hiến. Phán quyết này đã khiến chính phủ Đức phải dừng các cam kết chi tiêu lớn tập trung vào các sáng kiến xanh và hỗ trợ ngành. Tuy nhiên, các kế hoạch tài chính dài hạn của Đức vẫn còn nhiều yếu tố chưa chắc chắn.
Phán quyết của tòa án hồi giữa tháng 11 vừa qua đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong kế hoạch chi tiêu, buộc chính phủ phải đình chỉ biện pháp "phanh nợ" được quy định trong Hiến pháp, để kiềm chế thâm hụt ngân sách công ở mức 0,35% GDP trừ các trường hợp khủng hoảng, đối với ngân sách năm 2023 và gấp rút xây dựng kế hoạch mới cho năm 2024.
Theo ước tính của Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, liên minh cần bù đắp thiếu hụt khoảng 17 tỷ euro trong tổng ngân sách khoảng 450 tỷ euro năm 2024.
Trong các cuộc đàm phán diễn ra những tuần gần đây, Bộ trưởng Lindner nhất quyết muốn áp dụng lại biện pháp phanh nợ cho năm 2024. Ông cũng đề xuất cắt giảm phúc lợi xã hội.
Đây là điểm bất đồng chính giữa các đảng liên minh cầm quyền vì Thủ tướng Scholz (Đảng SPD) và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck (Đảng Xanh) lại muốn tránh việc cắt giảm chi tiêu có thể ảnh hưởng đến phúc lợi và đầu tư trong quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh.
Cơ chế phanh nợ đã được đình chỉ kể từ năm 2020 do đại dịch và khủng hoảng năng lượng gây ra bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Thủ tướng Scholz và các đối tác liên minh cho biết sẽ cố gắng đạt được một thỏa thuận chính trị vào cuối năm nay, sau đó có thể đưa ra quốc hội vào đầu năm 2024./.
Tác giả: Thu Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy