Bán “con” lấy 38,5 tỷ đồng
HĐQT công ty CP Dược phẩm Bến Tre (HNX: DBT – Bepharco) vừa ban hành nghị quyết số 12/NQ-HĐQT-2015 thống nhất bán toàn bộ 60% phần vốn góp tại công ty Liên doanh Meyer-BPC cho công ty TNHH Dược phẩm Anh Mỹ.
Được biết, công ty Liên doanh Meyer-BPC chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 do DBT góp 60% vốn và công ty Meyer Pharmacauticals Co.Lid (Hong Kong) góp 40% vốn.
Công ty CP Dược phẩm Bến Tre (Bepharco)
Tuy sở hữu số cổ phần lớn hơn 50% vốn điều lệ nhưng theo thỏa thuận các quyết định chính sách tài chính và hoạt động của công ty này chỉ được thực hiện trên cơ sở đồng thuận (tỷ lệ quyền biểu quyết 50:50) nên liên doanh Meyer-BPC không chịu sự kiểm soát của Bepharco.
Do vậy, khoản góp vốn trị giá 14,227 tỷ đồng của Bepharco tại Meyer-BPC được ghi nhận là khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết trên bảng cân đối kế toán của Bepharco.
Theo quyết định của HĐQT Bepharco, việc chuyển nhượng phần vốn góp này cho công ty TNHH Dược Phẩm Anh Mỹ có giá trị lên tới 38,5 tỷ đồng. Hình thức thanh toán được chia làm 3 đợt, cụ thể: đợt 2 trả 20% trong 5 ngày sau khi ký hợp đồng, đợt 2 trả 40% trong 45 ngày sau khi ký hợp đồng và đợt còn lại trả trước 28/12/2015.
Như vậy, lợi nhuận tài chính của Bepharco ghi nhận trong năm 2015 sẽ tăng thêm hơn 24 tỷ đồng từ thương vụ từ bỏ “đứa con” liên doanh này.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2015 của Bepharco đạt 267 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 9,3 tỷ đồng – mới chỉ đạt 42,27% kế hoạch lợi nhuận năm. Nhưng với việc ghi nhận thêm phần lãi từ chuyển nhượng vốn góp tại Meyer-BPC, Bepharco có thể yên tâm “nằm duỗi” từ nay đến cuối năm.
Mất đi cánh tay phải
Doanh số sản xuất của liên doanh Meyer-BPC hàng năm tương đối lớn và khá ổn định, trong đó công ty mẹ mua đến trên 30%.
Ngoài kinh doanh thuốc nhập khẩu thì sản phẩm của Bepharco chỉ do nhà máy liên doanh sản xuất và Bepharco sản xuất. Năm 2014, doanh số sản xuất của Meyer-BPC tăng lên 94 tỷ đồng (năm 2013 đạt 92 tỷ đồng) nhưng lượng hàng sản xuất của Bepharco lại giảm 5,4 tỷ đồng do ảnh hưởng của Thông tư 01 đến kênh ETC giảm mạnh vì không cạnh tranh được về giá khi đấu thầu.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Bepharco, ban lãnh đạo công ty cũng đã khẳng định “thời gian tới Công ty liên doanh Meyer-BPC tiếp tục là đơn vị sản xuất cho DBT phân phối”. Ngoài ra, sau khi bàn bạc với đối tác sẽ tiến hành xây dựng thêm nhà máy mới.
DBT có lợi thế hệ thống phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre và hàng loạt tỉnh thành khác trên cả nước. Hiện tại, có đến 8% khách hàng hiện có của DBT mua hàng do Liên doanh Meyer-BPC sản xuất trong đó có 28% số bệnh viện – trung tâm y tế, 96% số đại lý – quầy thuốc, 71% số nhà thuốc, 89% số phòng khám – phòng mạch… có mua hàng do nhà máy liên doanh sản xuất.
Vậy liệu rằng sau khi Meyer-BPC thoát ra khỏi “chiếc áo khoác” của Bepharco bao bọc bấy lâu nay, nguồn khách hàng này sẽ đi đâu về đâu?
Một điều khoản khác trong quyết định của HĐQT Bepharco trong thương vụ chuyển quyền sở hữu lần này, HĐQT sẽ thương lượng với Meyer-BPC để giữ nguyên chính sách gia công. Mối quan hệ hợp tác hơn 10 năm gắn bó giữa Bepharco và nhà máy liên doanh tiếp tục ra sao còn phải đợi hợp đồng chuyển nhượng và quá trình đàm phán với chủ đầu tư mới là Công ty TNHH Dược phẩm Anh Mỹ thời gian tới.
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy