Theo đó, mặc dù có một "thành tích bất hảo" về những sự cố và ảnh hưởng đến người dân nhưng đầu năm 2018 vừa qua, Công ty TNHH Thắng Lợi tiếp tục được Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ chấp thuận xin gia hạn khai thác đá tại mỏ đá Mèo Gù.
Ngày 9/11/2012, UBND tỉnh Phú Thọ ra công văn số 3082/QĐ-UBND gia hạn giấy phép khai thác đá làm vật liệu cho Công ty TNHH Thắng Lợi với thời hạn khai thác 21 năm, tính từ ngày được cấp giấy phép gia hạn.
Mới đây nhất, ngày 8/2/2018, UBND tỉnh Phú Thọ thêm lần nữa cấp lại giấy phép cho Công ty TNHH Thắng Lợi cho phép khai thác tại mỏ đá Mèo Gù trên địa bàn xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập (Phú Thọ) đến hết ngày 7/2/2020.
Tại quyết định nêu rõ: "Khi Công ty TNHH Thắng Lợi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để nổ mìn tại địa điểm (tại mỏ đá Mèo Gù, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) phải được cấp có thẩm quyền cho phép, phải thông báo kế hoạch, địa điểm, thời gian nổ mìn cho chính quyền, nhân dân địa phương và các đơn vị xung quanh khu vực biết; có kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội và môi trường".
Nhiều hộ dân sống ngay dưới chân mỏ đá
Cuối năm 2017, một sự việc nghiêm trọng đã xảy ra do Công ty TNHH Thắng Lợi tự ý nổ mìn, khai thác đá tại khu vực quá gần nhà dân, chỉ cách các hộ dân 150m (quy định của Bộ Công thương về điểm nổ mìn phải cách khu vực dân cư ít nhất 200m).Vụ lở đá trên chỉ là một vụ điển hình trong rất nhiều vụ khiến các cơ quan chức năng các cấp phải vào cuộc kiểm tra, thẩm định.
Trước đó, vào tháng 3/2016 các vụ nổ mìn khai thác đá của Công ty Thắng Lợi liên tục cũng đã làm đá rơi xuống nhà các hộ dân sinh sống xung quanh như: Gia đình ông Hoàng Bá Quảng, ông Đinh Văn Thực, Hoàng Văn Đạo, Hoàng Văn Giá, Hoàng Thị Ty, Hoàng Anh Chiến…
Sau khi xảy ra sự việc, đại diện Công ty Thắng Lợi đã kế hợp với UBND xã Phúc Khánh đền bù cho các hộ dân. Gia đình thiệt hại nặng nhất được đền bù 2 triệu đồng, còn lại đa số là 500.000 đồng; đồng thời buộc người dân ký vào các bản cam kết đã nhận tiền đền bù và không được khiếu nại nữa.
Hoạt động khai thác vẫn diễn ra hàng ngày
Có hay không “lợi ích nhóm”?
Ông Hoàng Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh khẳng định không nhận được khiếu nại nào từ phía các hộ dân nơi đây. Hàng tháng, xã đều tổ chức các cuộc họp cử tri tuy nhiên không thấy các cư dân nói về hoạt động khai thác mỏ đá Mèo Gù. Mặc dù vị lãnh đạo này cũng nhận định, bằng cảm quan nhìn mắt thường thì thấy không an toàn nhưng do các Sở ban ngành chuyên môn đã đo đạc kiểm tra và cấp phép hoạt động thì cũng vẫn là hoạt động khai thác đúng.
Còn ông Bùi Tiến Vỹ, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Lập cho biết, vào cuối năm 2017 đã xảy ra tình trạng đá lở từ mỏ đá Mèo Gù rơi xuống đường, ngay sau đó chính quyền đã chỉ đạo khắc phục bằng cách đào rãnh gần chân núi để ngăn không cho đá lăn xuống đường. Sau những thông tin đã được phản ánh, huyện sẽ kiến nghị để yêu cầu mỏ phải di chuyển điểm khai thác vào sâu bên trong nhằm cách xa khu dân cư và trục đường chính.
Theo thông tin từ Phòng TN&MT huyện Yên Lập, trong quá trình hoạt động suốt thời gian qua, Công ty TNHH Thắng Lợi đã nhiều lần nổ mìn dẫn đến việc bắn đá gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh nơi đây. Tuy nhiên chỉ được giải quyết bằng những bồi thường trung bình ở mức 500.000 đồng.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Hồng Quang, Phó Phòng TN&MT huyện Yên Lập cũng cho biết: "Hoạt động mỏ đã ổn định, doanh nghiệp đã có thỏa thuận với người dân, nếu xảy ra sự cố mới có hướng xử lý. Vấn đề nổ mìn, bắn đá, khoảng cách không an toàn… thì bây giờ chủ mỏ cũng thuê lại đất của người dân rồi. Mỏ đá vẫn đang hoạt động theo đúng giấy phép. Nếu xảy ra sự cố chính quyền sẽ xử lý".
Khi PV đề nghị cung cấp hồ sơ pháp lý, đánh giá tác động môi trường của mỏ đá Mèo Gù, ông Quang không cung cấp được với lý do hồ sơ mỏ Mèo Gù do Trưởng phòng TN&MT quản lý kiêm nhiệm làm bí thư của một xã nên sẽ cung cấp sau.
Việc có thực hiện nghiêm chỉnh việc đảm bảo an toàn, an ninh của Công ty Thắng Lợi là câu chuyện mà rất nhiều người dân sống quanh đó vô cùng quan tâm. Bởi nhiều hộ dân vẫn đang hàng ngày hứng chịu những ảnh hưởng do hoạt động nổ mìn khai thác đá gây ra.
Các cấp chính quyền địa phương của tỉnh Phú Thọ đến nay vẫn chưa có một phương án cụ thể để di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn ngày ngày khai thác cho đến năm 2033.
Hải Đăng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy