Đường sắt Cát Linh – Hà Đông uốn lượn mấp mô là có chủ đích
26/06/2015 11:45:26
ANTT.VN - Chủ đầu tư dự án Đường sắt đô thị đoạn Cát Linh - Hà Đông đã lên tiếng về hiện tượng uốn lượn mấp mô, lên xuống của tuyến này.

Tin liên quan

Đường sắt đô thị đoạn Cát Linh - Hà Đông là dự án thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân thủ đô. Hiện nay, bằng mắt thường có thể nhìn thấy sự uốn lượn mấp mô ở nhiều đoạn của công trình, hiện tượng này tập trung nhiều nhất trên đường Nguyễn Trãi.

Hiện tượng uốn lượn bắt đầu xuất hiện khi đường sắt đô thị đổi hướng từ sông Tô Lịch nối vào đường Nguyễn Trãi. (ảnh: Dân Trí)

Trước vấn đề này, đại diện Ban QLDA ĐS, ông Lê Văn Dương cho hay: Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.

Việc có thi công có đoạn cao thấp, mấp mô là có chủ ý và hoàn toàn nằm trong thiết kế của dự án.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được thiết kế theo quy phạm thiết kế METRO GB50157. Đối với dự án này, trắc dọc lớn nhất tối đa trên chính tuyến thiết kế là 23‰ (23 phần nghìn) trong quy phạm cho phép từ 0‰ - 30‰.

Để đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng, trắc dọc được thiết kế với nguyên tắc: Tàu vào ga lên dốc – Tàu ra ga xuống dốc.

Cụ thể, khi tàu vào ga, đoàn tàu phải giảm tốc độ do đó thiết kế đường sắt lên dốc để giảm tốc độ của đoàn tàu, hạn chế phanh hãm và giảm tiêu thụ năng lượng. Khi ra khỏi ga, đoàn tàu cần tăng tốc để đạt tốc độ vận hành thiết kế, do đó thiết kế trắc dọc xuống dốc để tạo gia tốc tự nhiên, giúp đoàn tàu tăng tốc và giảm tiêu thụ năng lượng.

B. Ngọc / Người đưa tin

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến