Chi nhánh ngân hàng Credit Suisse ở Lucerne, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo của EC đánh giá “vụ sáp nhập không làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường. Chưa kể, ngân hàng sắp tới cũng sẽ đối mặt với sức ép từ các đối thủ khác trên toàn cầu, bao gồm các ngân hàng lớn của thế giới”.
Hồi tháng 3 vừa qua, Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) đã phê duyệt việc UBS tiếp quản Credit Suisse để duy trì tất cả các hoạt động kinh doanh của cả hai ngân hàng mà không bị hạn chế hoặc gián đoạn.
Sau 167 năm tồn tại độc lập, Credit Suisse đứng trước nguy cơ đổ vỡ và ngân hàng UBS sẽ tiếp quản lại trong cuộc giải cứu khẩn cấp do Chính phủ Thụy Sĩ làm trung gian. Thỏa thuận này là vụ "siêu sáp nhập" đầu tiên của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Credit Suisse nằm trong số 30 tổ chức tài chính được coi là ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu và giới chức lo lắng về hậu quả nếu ngân hàng sụp đổ. UBS lớn hơn nhưng Credit Suisse có ảnh hưởng đáng kể, với tài sản trị giá 1.400 tỷ USD được quản lý. UBS có các chi nhánh giao dịch quan trọng trên khắp thế giới, phục vụ giới thượng lưu thông qua hoạt động kinh doanh quản lý tài sản và là cố vấn cho các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy