Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, Mario Draghi đưa ra chính sách tiền tệ mới nhất của khu vực đồng euro vào ngày hôm nay 13/12.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB, ông Mario Draghi đã làm chứng trước Ủy ban các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Nghị viện châu Âu tại Brussels, Bỉ ngày 24/9/2018.
Trong khi đưa ngân hàng ra khỏi chương trình QE (nới lỏng định lượng) đồng thời nhấn mạnh lãi suất và tái đầu tư trong tương lai, Draghi hiện phải đối mặt với một nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại và triển vọng lạm phát ảm đạm.
"Chúng tôi hy vọng ECB sẽ công bố tại cuộc họp vào thứ năm tuần tới việc chấm dứt mua ròng theo chương trình APP ( mua tài sản)", ông Dirk Schumacher của Natixis nói trong một lưu ý. "Mặc dù đã có một sự suy yếu rõ ràng trong điều kiện kinh tế, ECB sẽ lập luận rằng việc tái đầu tư vào chứng khoán nắm giữ trái phiếu sẽ đảm bảo lập trường chính sách hỗ trợ của họ để biện minh cho sự kết thúc của chương trình", ông nói thêm.
Sắp tới, ECB cũng sẽ công bố các dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong vòng ba năm tới. Mặc dù dự kiến rằng ngân hàng trung ương sẽ hạ triển vọng tăng trưởng trong hai năm tiếp theo, nhưng những con số này dự kiến sẽ vẫn đủ thuyết phục để giải thích cho việc thoát khỏi chương trình APP của họ.
Một chủ đề lớn khác cho thứ Năm tới sẽ là việc thiết kế các khoản tái đầu tư của ECB.
"ECB có thể sẽ duy trì định hướng của mình trong việc tái đầu tư hoàn toàn số tiền thu được và do đó giữ cho khoản nắm giữ trái phiếu của mình vững chắc " trong một thời gian dài "và "miễn là cần thiết "để đưa lạm phát đi đúng mục tiêu", Florian Hense, nhà kinh tế tại ngân hàng Berenberg đã nhận xét.
"ECB cũng có thể tuyên bố rõ ràng rằng tái đầu tư đầy đủ sẽ tiếp tục cho đến khi nào mọi thứ đều thuận lợi. Chúng tôi kỳ vọng các khoản đầu tư đầy đủ sẽ hoạt động cho đến ít nhất là vào cuối năm 2020", ông nói thêm.
Với sự mong manh của hệ thống ngân hàng châu Âu, một công cụ khác gần như bị lãng quên, đã trở lại trong chương trình nghị sự: TLTRO hoặc các hoạt động tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu.
"Tuần này, ECB có thể sẽ nhắc lại rằng một cuộc thảo luận về một chương trình TLTRO khác vẫn còn sớm," Hense nói. "Nó cũng sẽ không muốn xuất hiện để giúp đỡ các ngân hàng Ý tại thời điểm chính phủ nước này tranh luận về ngân sách năm 2019 với EU."
Nước Ý hiện vẫn là một vấn đề đau đầu đối với ECB. Cho đến nay, các thị trường nợ ít nhiều vẫn giữ được tâm lý bình tĩnh trước sự bế tắc giữa Rome và Brussels nhưng lại khiến thị trường hiện tại biến động và nhu cầu tái cấp vốn khổng lồ của đất nước có thể thay đổi vào năm 2019.
Hải Yến/Theo CNBC
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy