Dòng sự kiện:
ECB phản đối siết chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm bớt lạm phát
20/11/2021 09:42:38
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu khi kinh tế mở lại, lạm phát nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì ở mức cao hơn so với mục tiêu mà ECB đề ra cho năm tới là 2%.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 19/11, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ giảm dần, ECB không nên vội siết chặt chính sách siết chặt tiền tệ do điều này có nguy cơ chặn đứng đà phục hồi của kinh tế.

Cụ thể, chi phí năng lượng tăng cao đã khiến lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng lên là 4,1%. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu khi kinh tế mở lại, lạm phát nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì ở mức cao hơn so với mục tiêu mà ECB đề ra cho năm tới là 2%.

Tuy nhiên, Chủ tịch Lagarde cho rằng ECB không nên kìm hãm đà phục hồi hiện nay. Trong khi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự định nâng lãi suất trong năm nay, Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đang thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu, Chủ tịch ECB Lagarde lại tin rằng trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh, việc siết chặt chính sách tiền tệ sẽ chỉ khiến thu nhập hộ gia đình giảm, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Theo bà, chỉ sau khi cơn sốc đã qua đi, việc áp dụng chính sách siết chặt tiền tệ mới không ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Dự kiến, ECB sẽ quyết định về tương lai của chương trình mua trái phiếu tại cuộc họp vào ngày 16/12 tới. Mặc dù ECB từng dự định sẽ chấm dứt Chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) có trị giá 1.850 tỷ euro (2.088 tỷ USD) vào tháng 3/2022, song bà Lagarde khẳng định việc mua lại tài sản vẫn giữ vai trò quan trọng sau thời điểm này.

Tác giả: Đặng Ánh

Theo: TTXVN
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến