ECB 'ủ mưu' gói kích thích mới để cứu châu Âu
05/01/2015 13:50:05
ANTT.VN - Trong khi Fed vừa kết thúc gói kích thích QE giúp nền kinh tế Mỹ hồi phục, ECB lại bắt đầu nhen nhóm thực hiện một chương trình nới lỏng định lượng tương tự. Chính sách tiền tệ trái ngược của hai định chế tài chính lớn nhất thế giới này sẽ gây ảnh hưởng gì?

Tin liên quan

Trong bối cảnh châu Âu đang đối diện với tỉ lệ lạm phát thấp cùng với nguy cơ sa vào nền kinh tế trì trệ đã được cảnh báo trước, ngân hàng Trung Ương châu Âu rất có thể sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế, giống như Fed với gói QE của Mỹ, để nhằm thúc đẩy đồng Ơ-rô hiện đang trượt giá so với đồng đô la.

Ông Mario Draghi, chủ tịch ngân hàng TW Châu Âu ECB cho rằng lạm phát duy trì ở mức thấp có thể "đóng băng" sức mua của người tiêu dùng bởi họ sẽ chờ giá cả giảm sâu hơn để chi tiền (Ảnh: NYtimes)

Ông Mario Draghi, chủ tịch ECB cho biết có nguy cơ ngân hàng này không thể đạt được những mục tiêu giữ mức lạm phát ổn định. Ở mức 0,3% trong tháng 10, tỉ lệ lạm phát của khu vực châu Âu đã thấp hơn nhiều so với mục tiêu gần 2% của ECB. Cụ thể, các nhà đầu tư cho rằng ông Draghi đang hé lộ một chương trình mua lại trái phiếu chính phủ trên quy mô rộng, tương tự với gói “nới lỏng định lượng” mà Fed đã thực hiện nhằm giảm lãi suất thị trường – góp phần to lớn trong việc phục hồi nền kinh tế Mỹ.

Nếu lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp tại Mỹ, người dân có thể trông đợi mức giá tiếp tục giảm và ngừng các hoạt động mua sắm chi tiếu lại. Do vậy, động thái của ECB đang thực sự được mong chờ.

Hướng đi trái ngược của Fed và ECB đã khiến các nhà đầu tư đổ tiền vào đồng đô la Mỹ, với mong đợi rằng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng và đem lại khoản lợi nhuận cao hơn là đồng Ơ rô.

Bức tranh toàn cảnh không chỉ ở chỗ đồng Đô la tăng so với Ơ rô. Dấu hiệu Fed có thể tăng lãi suất cơ cở trong mấy tháng nay đã giúp đồng bạc xanh tăng giá so với các đồng tiền mạnh khác như Yên, đồng bảng Anh. Theo ước tính trong rổ tiền tệ, đồng đô la đã tăng 13% tính từ tháng 9 đến giờ lên mức cao nhất trong gần 6 năm.

Kỳ họp tiếp theo của ECB sẽ diễn ra vào 22/1 và lời phát biểu của ông Draghi có thể coi là một hồi trống báo hiệu cho chương trình nới lỏng định lượng sẽ được đưa ra.

EU đang đứng ở đâu?

Ông Draghi cho rằng tỉ lệ lạm phát thấp đang dần trở thành một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế khu vực EU, đe dọa tiềm năng tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Lạm phát thấp có thể khiến “đóng băng” niềm tin mua sắm. Và đó là những triệu chứng đầu tiên của giảm phát, sự giảm giá trên diện rộng sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty, dẫn đến cắt giảm nhân sự hàng loạt và thất nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay EU lại đang vướng vào cái bẫy trì trệ mà Nhật Bản phải trải qua suốt 2 thập kỷ nay.

Việc đồng Ơ-rô suy yếu là tín hiệu tích cực hay tiêu cực, hiện giờ vẫn chưa có câu trả lời. Các nhà xuất khẩu châu Âu sẽ giành được lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ nước ngoài bởi các sản phẩm của họ sẽ rẽ hơn đối với những khách hàng thanh toán bằng đồng đô la. Bên cạnh đó, việc này cũng góp phần thúc đẩy lạm phát – điều ECB khao khát nhất trong thời điểm hiện nay- bởi hàng hóa ngoại nhập có thể trở nên đắt đỏ hơn khi thanh toán bằng đồng Ơ-rô.

Với sự sụp đổ của thị trường dầu lửa hiện nay, các nhà kinh tế cho rằng trong thứ 4 tuần này giá cả tiêu dùng tháng 12 tại EU sẽ giảm xuống còn 0,1% thay vì 0,3 % trong tháng 11.

Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những mặt tiêu cực của việc đồng Ơ-rô suy yếu. Vì giá dầu được niêm yết bằng đồng đô la, việc Ơ-rô trượt giá so với đồng bạc xanh có thể phá bỏ những lợi ích kinh tế đáng ra châu Âu được hưởng từ sự sụt giảm giá dầu.

Giá năng lượng thấp là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp châu Âu bởi giá thành sản xuất của các nhà máy cũng sẽ giảm theo. Người tiêu dùng cũng sẽ được lợi khi tiết kiệm được kha khá chi phí chất đốt và dành tiền vào mua sắm những mặt hàng khác.

Tuy nhiên, đại diện ECB cho biết ngân hàng này không đặt mục tiêu về tỉ giá của đồng Ơ-rô. Sự mất giá của đồng tiền này gần đây được cho là một kết quả tự nhiên do những chính sách tiền tệ trái ngược của Mỹ và khu vực châu Âu. Trong khi đó thị trường lại đang mong chờ một chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ, góp phần tăng mạnh đồng đô la.

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu ngân hàng TW không có những biện pháp kịp thời, thị trường tài chính có thể sụp đổ, các nhà đầu tư giờ chỉ trông giờ vào một gói kích thích từ ECB.

Tú Anh (theo New York Times)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến