London là gì?
Cũng như phần mềm, các đồng tiền ảo được xây dựng dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) cần phải được cập nhật liên tục theo thời gian.
Các cập nhật bắt buộc mà làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc, thuật toán của blockchain được gọi bằng thuật ngữ hard fork, bên cạnh các bản cập nhật không bắt buộc và ít thay đổi hơn gọi là soft fork.
Thông thường, các hard fork sẽ khiến cho tiền ảo gặp biến động giá mạnh. Thậm chí trong một số trường hợp, hard fork còn tạo ra một đồng tiền ảo mới chạy song song với đồng cũ.
Ethereum đã có hai tháng giảm sâu do lệnh cấm đào tiền ảo từ Trung Quốc, nhưng tín hiệu tích cực đã trở lại từ đầu tháng 8.
Trong quá khứ, các lần hard fork của Bitcoin lẫn Ethereum đều gây ra biến động lớn cho thị trường, tác động lên cả nhà đầu tư lẫn các thợ đào. Bởi các cập nhật là quan trọng và không ai muốn bị bỏ lỡ sự thay đổi thông tin.
Để tạo thêm sự chú ý, những năm gần đây, đội ngũ phát triển Ethereum đặt tên cho mỗi đợt hard fork này theo tên của một thành phố. Đợt cập nhật tháng 4 có tên gọi Berlin và đợt cập nhật gần nhất này là London, đã được kích hoạt ở khối Ethereum thứ 12.965.000 hôm 5/8 vừa qua.
Tác động của London
Bên cạnh hard fork, Ethereum có một khái niệm riêng gọi là đề xuất cải tiến Ethereum (EIP). Và ở bản cập nhật London này, Ethereum đã đưa vào EIP-1559, một đề xuất quan trọng với tất cả người dùng.
Trước kia, để các đồng tiền ảo Ethereum được giao dịch trên thị trường, hệ thống sẽ tự tính toán và đưa ra một mức phí (gọi là phí gas) khá đắt đỏ. Phí gas này sẽ được trả cho các thợ đào, tức những người xử lý giao dịch.
Phí gas sẽ bị tiêu hủy giúp giá trị của đồng Ethereum tăng lên khi giảm phát xuất hiện.
Cộng với trữ lượng không hạn chế của Ethereum, việc làm này khiến cho nhà đầu tư lo ngại lạm phát sẽ xảy ra với đồng này, khi tiền ảo cứ thế sinh ra mà không bị mất đi.
Nhưng với EIP-1559, thuật toán mới đưa ra là thiết lập đấu giá gas để tìm kiếm thợ đào nào nhận công thấp nhất. Đồng thời, phí gas sẽ được tiêu hủy sau đó tạo ra sự giảm phát cho đồng Ethereum.
Kết quả là cứ mỗi phút có 3 Ethereum bị tiêu hủy và tổng cộng đã có hơn 5.100 Ethereum bị tiêu hủy, theo dữ liệu phân tích chuỗi khối từ Etherchain. Con số này tương đương 13 triệu USD đã bị tiêu hủy với giá trung bình mỗi Ethereum là 2.700 USD.
Vùng kháng cự 2.800 USD
Kể từ khi Trung Quốc trấn áp hoạt động đào tiền ảo đến nay, Ethereum vẫn chưa thể nào phá vỡ được vùng kháng cự 2.800 USD, thậm chí có thời điểm gây ra sự hoảng loạn khi về ngưỡng 1.700 USD.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng giá ổn định trở lại của Bitcoin ở vùng kháng cự 40.000 USD, Ethereum đã lấy lại được sự hồi phục. Giá trị của đồng này đã tăng 5% sau bản cập nhật London dù sau đó giảm nhẹ. Tuy nhiên, vùng giá 2.700 USD sẽ là một bước đệm quan trọng để Ethereum bật tăng trở lại.
Sự tăng giá của Ethereum và giảm phí giao dịch sẽ là vô cùng quan trọng, bởi vô số các đồng tiền ảo thứ cấp (token) đang chạy trên mạng lưới này, tiêu biểu có thể kể tới hiện tượng Axie Infinity của Việt Nam.
Dẫu vậy, mốc kháng cự này có được xác lập hay không sẽ cần thời gian chờ đợi cho đến đầu tuần sau, thời điểm thị trường tiền ảo sẽ có nhiều biến động khi các quyền chọn mua và bán đáo hạn.
Tác giả: Phương Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy