Các đồng tiền giấy euro.(Ảnh: IRNA/TTXVN)
Theo Ủy ban châu Âu, các ngân hàng đã thông đồng cản trở cạnh tranh khi mua bán các trái phiếu chính phủ của khu vực Eurozone trong giai đoạn từ năm 2007-2012, giai đoạn điểm đỉnh của cuộc khủng hoảng tài chính.
Ủy ban này từ chối tiết lộ tên các ngân hàng, song Credit Suisse, Credit Agricole và Deutsche Bank trước đó đã thừa nhận đang nằm trong tầm ngắm của EU về thông đồng giao dịch trái phiếu.
Cáo buộc trên là đòn giáng mạnh vào ngành ngân hàng vốn đã mất nhiều năm phục hồi sau hàng loạt bê bối như thao túng lãi suất cho vay Libor và các chỉ số khác.
Cũng giống như các vụ bê bối khác, Ủy ban châu Âu nêu rõ sự cấu kết này chủ yếu diễn ra thông qua các nhóm thảo luận trực tuyến.
EU có thể sẽ áp đặt mức phạt lên tới 10% doanh thu hằng năm của mỗi ngân hàng nếu như các cáo buộc trên được xác nhận.
Trước đó, việc thao túng lai suất Libor và các vụ bê bối khác đã dẫn đến các mức phạt khổng lồ, lợi tức giảm mạnh, siết chặt các quy định trong ngành ngân hàng, chấm dứt kỷ nguyên vận hành tự do của ngành này. Các vụ án trên đã khiến các ngân hàng lớn phải trả hàng trăm triệu euro tiền phạt và đối mặt với nhiều vụ kiện.
Theo TTXVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy