Kết thúc ngày làm việc đầu tiên tại Brussels chiều 16/5, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu vẫn chưa thể thông qua được gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga, trong đó biện pháp trọng tâm là việc cấm vận dầu mỏ của Nga. Nguyên nhân chính được cho là do chính phủ Hungary vẫn kiên quyết phản đối biện pháp này vì cho rằng, phía châu Âu chưa đưa ra được các giải pháp thay thế an toàn cho Hungary một khi cấm vận dầu mỏ Nga trong khi Hungary lại là một trong những quốc gia phụ thuộc lớn nhất vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
Các Ngoại trưởng EU họp ngày 16/5. Ảnh: Euronews
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu, Josep Borrell, cho biết sự phản đối của Hungary sẽ buộc các nước châu Âu phải kéo dài thời gian thảo luận để tìm một giải pháp khác.
“Chúng tôi vẫn đang tiếp tục thảo luận nhưng không may là hiện tại chúng tôi không thể đạt được một thoả thuận nhằm hoàn tất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga. Vấn đề bây giờ sẽ được chuyển cho Hội đồng đại diện thường trực gồm Đại sứ các nước EU để tiếp tục bàn thảo. Chúng tôi cũng gặp các khó khăn tương tự trong việc thống nhất ý kiến về biện pháp cấm vận dầu mỏ của Nga”, ông Borrell nói.
Được công bố từ đầu tháng 5/2022, gói trừng phạt thứ 6 mà EU dự tính tung ra nhằm vào Nga được cho là sẽ tác động lớn nhất đến Nga từ khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra do sẽ cắt nguồn thu nhập từ dầu mỏ của Nga. Tuy nhiên, một số quốc gia như Hungary, Slovakia không muốn sớm áp dụng biện pháp này do sẽ chịu thiệt hại kinh tế nặng nề.
Thủ tướng Hungary, Viktor Orban ngày 16/5 cũng tiếp tục bảo vệ quan điểm của Hungary khi cho rằng việc Hungary phản đối lệnh cấm của EU hoàn toàn là vì lí do kinh tế, đồng thời nhận định rằng châu Âu đang đối mặt với kỷ nguyên suy thoái nếu các căng thẳng địa chính trị hiện nay với Nga vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU, Josep Borrell tuyên bố EU vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực trợ giúp Ukraine cả về tài chính và quân sự, đồng thời thông báo các Ngoại trưởng EU đã nhất trí thông qua gói viện trợ quân sự thứ 4 trị giá 500 triệu euro cho Ukraine, nâng tổng số tiền mà EU chi ra để giúp Ukraine mua vũ khí lên 2 tỷ euro./.
Tác giả: Quang Dũng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy