Nghị quyết được ông Yasuhiro Saitoh, trên cương vị Chủ tịch HĐQT, ký ban hành và có hiệu lực kể từ ngày ký (25/7).
Sau khi miễn nhiệm ông Đặng Anh Mai, HĐQT của Eximbank chỉ còn lại 8 người, gồm chủ tịch HĐQT Yasuhiro Saitoh, phó chủ tịch Nguyễn Quang Thông và 6 thành viên HĐQT.
Ông Đặng Anh Mai (Nguồn: EIB)
Ông Đặng Anh Mai sinh năm 1966, tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Duke – Hoa Kỳ. Ông từng giữ các chức vụ: Chuyên viên Vụ hợp tác Quốc tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN); Phó trưởng Phòng Vụ hợp tác Quốc tế NHNN; Trưởng Phòng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN; Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN; Chuyên gia World Bank tại Hoa Kỳ; Trợ lý Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu; Thành viên HĐQT Ngân hàng Đại Á.
Bên cạnh chức vụ tại Eximbank, tính đến cuối năm 2019, ông Mai còn là Thành viên HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản DPV, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư KD và Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư giáo dục KD.
Được biết, ông Đặng Anh Mai là 1 trong 5 cái tên được giới thiệu vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015 – 2020 bởi HĐQT cũ, bên cạnh các ông: Lê Văn Quyết, Nguyễn Quang Thông, Hoàng Tuấn Khải và Lê Minh Quốc
Trước đó, ngân hàng này cũng biến động nhân sự thượng tầng chỉ ít ngày trước khi tiến hành đại hội cổ đông thường niên lần thứ nhất hôm 30/6. Ngày 25/6, ông Yasuhiro Saitoh được bầu làm chủ tịch HĐQT Eximbank thay cho ông Cao Xuân Ninh từ chức theo nguyện vọng cá nhân.
Như vậy, chỉ trong 2 tháng, lần lượt chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT Eximbank đều rời ghế. Tuy nhiên, ông Cao Xuân Ninh cũng như ông Đặng Anh Mai vẫn tiếp tục làm thành viên HĐQT ngân hàng.
Trước đó, Eximbank cũng thông báo HĐQT ngân hàng đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT của ông Cao Xuân Ninh.
Cũng theo thông báo, HĐQT Eximbank đã bầu chọn ông Yasuhiro Saitoh, phó chủ tịch HĐQT, đảm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT thay ông Cao Xuân Ninh.
Chưa đầy 1 năm, tại Eximbank, không chỉ vị trí "ghế nóng" liên tục biến động mà những vị trí nhân sự cấp cao cũng liên tục đổi chủ, nhất là trước các kỳ tổ chức ĐHĐCĐ.
Mới đây, Eximbank đã thông về việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 lần 2 vào ngày 29/7. Tuy nhiên, cổ đông SMBC đã hối thúc Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 2 ngay trước phiên họp thường niên.
SMBC yêu cầu Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường trước lần họp thường niên để giải quyết xong tất cả các vấn đề của năm tại chính 2019, trước khi chuyển qua xem xét các vấn đề của năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Hiện, Eximbank cũng là ngân hàng duy nhất chưa thể tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2020. Kịch bản năm trước lặp lại khi các cổ đông Eximbank tham đự đại hội thường niên sáng ngày 30/6 không đại diện đủ 65% cổ phần có quyền biểu quyết để tiến hành họp.
Không thể tiến hành như phiên ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vào buổi sáng, nhưng phiên ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 cho thấy cục diện khả dĩ hơn, với sự tham dự của 129 cổ đông, đại diện cho 51,92% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Về kinh doanh, năm 2020, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 176.000 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2019. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147.800 tỷ đồng, tăng 6%. Dư nợ cấp tín dụng đạt 122.275 tỷ đồng, tăng 8%.
Nếu được Ngân hàng Nhà nước cho phép, Eximbank sẽ xin cơ quan điều hành tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 1.318 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Hoàng Nhi (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy