Tại Thanh Hóa những ngày qua, mỗi ngày có đến hàng nghìn ca mắc COVID-19 mới, 'cơn bão' F0 lan rộng trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan khiến nhiều dây chuyền sản xuất gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng.
Tại Công ty TNHH giày Aleron Việt Nam có 10.000 lao động, hiện tại đang có khoảng 50% công nhân phải nghỉ việc do COVID-19, dẫn đến thiếu hụt lao động cục bộ và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất.
Quá nhiều F0 gây thiếu hụt lao động tại các doanh nghiệp
Bà Vũ Thị Loan, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH giày Aleron Việt Nam cho biết, trong tình hình hiện nay nếu địa phương vẫn áp dụng cách ly y tế F1 là không cần thiết, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
"Phía công ty mong muốn giảm thời gian cách ly, có thời gian cách ly hợp lý. Thứ 2 là rất nhiều địa phương sau khi công nhân âm tính thì tiếp tục yêu cầu nghỉ theo dõi sức khỏe, nó khiến doanh nghiệp đang thiếu lao động càng thiếu trầm trọng hơn", bà Loan nói.
Tình trạng tương tự xảy ra tại Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam, là doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất giầy da xuất khẩu. Doanh nghiệp có khoảng 18.000 cán bộ, công nhân, lao động nhưng khoảng 4.000 lao động là F0 phải nghỉ việc nên xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, khiến nhiều dây chuyền sản xuất phải dừng hoạt động nên năng suất lao động thấp, đơn hàng giảm.
Ông Nguyễn Văn Tý, Chủ tịch Công đoàn công ty này cho biết, công ty đang tiếp tục tuyển công nhân và lên kế hoạch thay đổi chính sách nhằm giữ chân người lao động có tay nghề. Cụ thể, doanh nghiệp đã quyết định tăng 6% lương cơ bản cho người lao động từ tháng 2/2022, đồng thời xem xét điều chỉnh các chế độ tốt hơn nhằm giữ chân, bảo đảm lực lượng lao động. Để giải bài toán thiếu hụt lao động, doanh nghiệp còn động viên công nhân F0 sớm trở lại làm việc sau khi điều trị khỏi; đồng thời tiếp tục triển khai hàng loạt các biện pháp phòng, chống COVID-19 như khuyến cáo 5K, tránh tiếp xúc, khoanh vùng F0, khử khuẩn, sàng lọc…
Tình trạng thiếu hụt lao động cũng gây nhiều khó khăn với Công ty TNHH Sakurai Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch công đoàn công ty cho rằng, tới đây, nếu coi COVID-19 là bệnh đặc hữu rồi thì đề nghị F1 không phải cách ly nữa, được đi làm bình thường.
“Ở công ty chúng tôi khi tiếp xúc F0 thì rất đông người là F1, cho nên người lao động nghỉ như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất. Về phía công ty phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch nên không thể yêu cầu người lao động trở lại làm việc mà phải căn cứ vào quy định, đảm bảo sức khỏe người lao động mới quay trở lại", ông Quang nói.
Ông Ngô Thế Anh, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa xác nhận, từ sau Tết Nguyên đán lượng công nhân là F0 tăng nhiều so với trước Tết. Người lao động mắc COVID-19 đều được tạm thời nghỉ việc, điều trị theo quy định. Số lượng lao động phải nghỉ việc để thực hiện điều trị, cách ly lớn không những gây khó khăn trong quá trình sắp xếp lao động tại các dây chuyền trong các nhà máy mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu vì vẫn phải đảm bảo về sản lượng, theo tiến độ đơn hàng.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy