Sau một chuyến tham quan Nhật Bản và Israel, tận mắt mục sở thị những mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở nước bạn, anh Trần Văn Tân (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) quyết định rẽ hướng sang làm nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Gặt hái thành công với mô hình dưa lưới cùng hàng chục loại rau quả theo mô hình nông nghiệp thông minh, anh Tân nghĩ đến phát triển rau má, loài rau nổi tiếng gắn với người Thanh Hóa.
“Rau má tốt cho sức khỏe, được nhiều người ưa chuộng, đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành biểu tượng của quê hương, tại sao mình không biến tiềm năng thành lợi thế, phát triển thành sản phẩm thương mại?” - đó là một trong những lí do anh Tân quyết tâm tìm tòi hướng đi mới cho rau má bản địa xứ Thanh.
Rau má được chế biến theo công nghệ hiện đại tạo thành những sản phẩm có giá trị kinh tế cao
Nghĩ là làm, anh liên kết với các hợp tác xã tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để triển khai mô hình liên doanh liên kết với nông dân để thâm canh rau má nguyên liệu.
Theo anh Tân, giống rau má bản địa xứ Thanh có 2 loại là rau má trắng và rau má tía với nhiều tiềm năng, lợi thế hơn so với các giống rau má ngoại nhập.
Rau má sau khi gieo trồng thì khoảng 45 ngày có thể thu hoạch. Sản lượng thu hoạch mỗi sào (500m2) từ 5-6 tạ, vào mùa đông và mùa khô, sản lượng sẽ kém hiệu quả hơn vì loài rau này ưa nước.
Mô hình phát triển rau má thành sản phẩm hàng hóa được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao
Rau má có vòng sinh trưởng, phát triển dài, khoảng 10 năm mới phải trồng mới một lần.
“Do đặc thù là cây ngắn ngày nên người dân chủ yếu trồng theo kiểu "cuốn chiếu", sau khi thu hoạch lứa này thì lứa khác sẽ đến vụ. Chính vì thế, cây rau má được người dân thu hoạch quanh năm. Mỗi hộ dân trồng 5-7 sào rau má, bình quân thu nhập mỗi tháng 12-15 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy, rau má cho năng suất gấp 3-4 lần, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa và các cây rau màu khác", anh Tân nhận định.
Đến nay, công ty của anh Tân đã liên kết với các hộ nông dân trồng được 100ha. Dự kiến đến 2025 diện tích từ 300 - 350ha.
Năm 2021, doanh nghiệp cũng đã đầu tư lắp đặt dây chuyền sơ chế - chế biến rau má được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, đạt năng suất 1 tấn rau má tươi/ngày.
Hiện nay có rất nhiều thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm rau má xứ Thanh.
Anh Tân tâm huyết với những sản phẩm từ rau má với kỳ vọng vươn ra thị trường quốc tế
Hiện cây rau má được công ty chế biến thành các sản phẩm như: Bột rau má, thạch, trà, nước đóng chai… và xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia…Trong đó, nổi bật là một đối tác ở Ấn Độ, đặt mua rau má tươi 3.000-3.5000 tấn/năm để chiết xuất tinh dầu rau má.
"Giá bột rau má trong nước từ 1,9-2 triệu đồng/kg, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản thì lên tới 6 triệu đồng/kg. Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới của chúng tôi là đưa các sản phẩm chế biến từ rau má tiếp tục vươn ra thị trường Hà Lan, Đức, Anh và một số nước châu Phi”, anh Tân nói.
Anh Tân cũng cho biết, đội ngũ của mình đang nhiên cứu hoàn thiện được bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống rau má bản địa đạt tiêu chuẩn cơ sở, bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch rau má theo tiêu chuẩn VietGAP... Hiện sản phẩm rau má của anh Tân được tỉnh đánh giá OCOP 4 sao.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy