Tin liên quan
Điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn thu hút FDI
Thông tin từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 3 đang diễn ra cho thấy, tính lũy kế đến 31/12/2014, đã có tổng số 148 dự án FDI đầu tư vào các tỉnh khu vực Tây Nguyên với tổng vốn đăng ký 819 triệu USD. Bình quân 1 dự án là 5,5 triệu USD (thấp hơn so với bình quân 01 dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là 14,2 triệu USD).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, so với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn thu hút FDI: thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên.
Trong giai đoạn từ 2011-20/4/2015, vùng Tây Nguyên có 38 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đầu tư là 122 triệu USD. Trong đó, Lâm Đồng đang đứng đầu vùng với 29 dự án và 74,9 triệu USD vốn đầu tư chiếm 61,5% tổng vốn đầu tư của cả vùng. Đắk Lắk đứng thứ hai với 3 dự án đầu tư với tổng số vốn là 33 triệu USD chiếm 27,1% tổng vốn đầu tư của cả vùng. Đứng thứ ba là Gia Lai với 3 dự án và 7,6 triệu USD vốn đầu tư chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư của cả vùng. Hai tỉnh tiếp theo là Kon Tum và Đắk Nông với tổng số vốn đầu tư lần lượt là 3,2 triệu USD và 3 triệu USD.
Đã có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại vùng Tây Nguyên: Hàn Quốc đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào vùng với 14 dự án và 38,6 triệu USD vốn đăng ký chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư của toàn vùng; Hà Lan đứng thứ hai với 3 dự án, tổng số vốn đầu tư là 26,2 triệu USD chiếm 21,5%; Hồng Kông đứng thứ ba với 3 dự án và 19,4 triệu USD vốn đăng ký chiếm 15,9 %.
Xét về lĩnh vực đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 thì lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 16 dự án với 54,4 triệu USD vốn đăng ký chiếm 44,6% tổng vốn đầu tư của toàn vùng. Đứng thứ hai là lĩnh vực nông lâm, thủy sản với 16 dự án với 20,1 triệu USD vốn đăng ký chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư của toàn vùng. Lĩnh vực bán buôn bán lẻ sửa chữa với tổng số vốn là 19,5 triệu USD chiếm 16% tổng vốn đầu tư.
Có thể kể đến một số dự án trọng điểm đang hoạt động trên địa bàn vùng như: (1) Công ty TNHH Một thành viên Innovgreen Kon Tum, Hồng Kông đầu tư, tổng vốn đăng ký là 67 triệu USD, là dự án FDI lớn nhất của tỉnh Kon Tum và của toàn vùng Tây Nguyên với mục tiêu ươm giống cây lâm nghiệp, trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến giấy, bột giấy; (2) Công ty Cổ phần nhiên liệu sinh học MS Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk., Nhật Bản, tổng vốn đầu tư đăng ký là 65 triệu USD với mục tiêu là kinh doanh nhiên liệu sinh học, hàng nông lâm thủy hải sản, phân bón vi sinh; (3) Công ty TNHH một thành viên đất Đà Lạt, tổng vốn đầu tư đăng ký là 50 triệu USD, do Công ty Pacific Land (Indochina) Ltd, British Virgin Islands đầu tư với mục tiêu đầu tư hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê, xây nhà bán cho thuê, kinh doanh khách sạn.
Về cơ bản, đầu tư nước ngoài trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, theo Bộ KH&ĐT, công tác thu hút vốn đầu tư vào khu vực Tây Nguyên vẫn đang cho thấy không ít tồn tại như cơ cấu chưa hợp lý: chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn BT, BOT nhưng thu hút ODA, FDI và đầu tư của doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với cả nước xét trên 2 tiêu chí: số dự án và số vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, việc thu hút, sử dụng và quản lý vốn ODA và FDI trong thời gian qua tại các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là khả năng hấp thụ nguồn vốn còn khiêm tốn, trong khi Tây Nguyên đang có nhu cầu lớn về vốn; việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao còn hạn chế; chuyển giao công nghệ còn chậm; còn có doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; mối liên kết ngang và dọc giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa cao; tình trạng tranh chấp lao động còn diễn ra ở một số nơi, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư.
“Thu hút vốn FDI bước đầu đạt được một số kết quả nhưng còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Tây Nguyên trong các lĩnh vực về tài nguyên khoáng sản, thắng cảnh du lịch, nguồn nhân lực,...và chưa tương xứng với yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Quy mô bình quân dự án không lớn”, Bộ KH&ĐT kết luận.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy