Lạm phát yếu ớt
Đến nay Fed vẫn chưa tìm ra lời giải cho bài toán lạm phát đã tồn tại suốt một thập kỷ qua bất chấp việc cơ quan này đã chuyển hướng chính sách sang nới lỏng từ đầu năm nay mà một trong những mục tiêu cũng là để thúc đẩy lạm phát tăng bền vững. Theo đó, không chỉ tiếp tục lỗi hẹn với mục tiêu lạm phát 2% trong năm nay mà hiện Fed còn phải đối mặt với triển vọng không mấy sáng sủa là lạm phát có thể sẽ còn yếu ớt trong ít nhất vài năm tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn hối thúc Fed cắt giảm lãi suất mạnh hơn
Kết quả khảo sát của Fed New York về kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng vừa được công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng trong một năm tới tính từ thời điểm này là 2,3%. Mặc dù xét về mặt kỹ thuật, con số này cao hơn khá nhiều so với mục tiêu của Fed. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng thường xuyên cao hơn so với thực tế khoảng một điểm phần trăm hoặc hơn. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng cũng giảm 0,2 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát trước đó xuống 2,3%, mức thấp nhất từng có trong một cuộc khảo sát bắt đầu từ tháng 6/2013. Kỳ vọng lạm phát ba năm là 2,4%.
Các quan chức Fed thường xem việc lạm phát cao hơn một chút so với mục tiêu là tốt cho nền kinh tế vì nó thể hiện mức sống ngày càng tăng. Thước đo lạm phát ưa thích của Fed là chỉ số giá tiêu dùng cá nhân đã loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng (PCE). Việc xây dựng chính sách trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính của Fed là nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% cho dù kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay, PCE mới chỉ vượt qua mục tiêu này một lần vào năm 2011. Số liệu vừa được công bố mới đây cho thấy PCE chỉ tăng với tốc độ 1,7% trong tháng 9.
Việc các nhà hoạch định chính sách Fed hiện vẫn nỗ lực đẩy lạm phát lên cao hơn là tin tốt cho thị trường chứng khoán. Chủ tịch Fed Jerome Powell tuần trước nói rằng cần phải có một mức tăng lạm phát thực sự đáng kể trước khi lãi suất bắt đầu tăng trở lại. Theo Paul Hickey - người sáng lập Bespoke Investment Group, phát biểu của Chủ tịch Fed đã đóng một vai trò lớn trong đợt tăng giá của thị trường chứng khoán. Đặc biệt, ông cũng lưu ý rằng 7 trong số 8 chỉ số lạm phát mà Bespoke theo dõi đang cho thấy, không chỉ hầu hết các chỉ số lạm phát dưới mức mục tiêu của Fed, mà còn giảm xuống chứ không phải tăng.
Fed cần mạnh mẽ hơn
Thậm chí một số nhà hoạch định chính sách còn hối thúc Fed phải hành động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy lạm phát sớm đạt được mục tiêu 2%. “Rất khó để thúc đẩy lạm phát trong môi trường hiện tại”, Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans cho biết trong một cuộc nói chuyện diễn ra hôm thứ Tư (6/11) tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York. “Chúng tôi cần phải nỗ lực để đạt được điều này và cần hành động mạnh mẽ hơn”.
Evans tán thành cách tiếp cận trong đó Fed cho phép lạm phát vượt qua ngưỡng 2% trong một thời gian. Đó cũng là quan điểm của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) về mục tiêu lạm phát đối xứng, có nghĩa lạm phát có thể cao hơn một chút hoặc thấp hơn một chút so với mục tiêu 2% trong một khoảng thời gian. “Sẽ là rất tốt nếu FOMC làm rõ điều đó trong một số cuộc thảo luận về chiến lược dài hạn của chúng tôi”, Evans nói.
Theo ông, việc xác định mục tiêu 2% cứng có thể gửi một thông điệp sai về ý định của Fed, rằng cơ quan này có thể bắt đầu thắt chặt chính sách một khi lạm phát tiến gần đến con số đó. “Nếu bạn tự giới hạn bản thân, nếu bạn nói rằng mục tiêu của bạn là 2% và bạn thực sự hành động như thể nó là mức trần, điều đó sẽ làm giảm không gian chính sách tiền tệ khi bạn cần duy trì thêm chính sách tiền tệ trong thời kỳ suy thoái”, Evans nói.
Evans là một thành viên có quyền bỏ phiếu quyết định chính sách của FOMC trong năm nay và ông đã chấp thuận cả ba lần cắt giảm lãi suất vừa qua. FOMC đều viện dẫn lý do lạm phát yếu như là một nguyên nhân trong cả ba lần cắt giảm lãi suất của mình.
Cũng có chung quan điểm như vậy, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari trong cuộc phỏng vấn của CNBC ngày 4/11 cho rằng, FOMC nên thông báo rằng họ sẽ không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát chạm 2%.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy