Fed đổi ý
Trong phiên họp ngày thứ Tư (21/3), Ủy ban Thị trường mở (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm hơn so với dự báo trước đó và không lạc quan như bức tranh Nhà trắng đưa ra. Bởi vậy, cơ quan này quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại, đồng thời có khả năng sẽ không tăng lãi suất thêm lần nào trong năm 2019, thay vì dự định nâng 2 lần.
Cụ thể, Fed dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ ở mức 2,1% trong năm nay, giảm từ mức 2,3% trong dự báo được đưa ra vào tháng 12/2018 và thấp hơn hẳn so với mức 3,2% mà Nhà trắng kỳ vọng. Triển vọng cho năm 2020 thậm chí còn thấp hơn, khi Fed cho rằng sẽ đạt 1,9%.
Với diễn biến này, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại, sau 5 quý liên tiếp nâng lãi suất lên mức 2,25 - 2,5%/năm. Đa phần các chuyên gia nhận định, sẽ không có đợt nâng lãi suất nào trong năm nay. Năm 2020 sẽ tiến hành nâng lãi suất 1 lần và không lần nào năm 2021.
Thị trường chứng khoán phấn khởi
Cách đây 3 tháng, giới đầu tư tỏ ra rất lo lắng khi dự báo Fed sẽ đẩy lãi suất cho vay lên mức quá cao, cùng với việc nền kinh tế Mỹ theo đà xuống dốc. Hiện tại, các thành viên thị trường đã có thể thở phào trước động thái mới nhất của Fed và chứng khoán nhiều khả năng sẽ theo đuổi đà leo dốc, nhất là khi giá nhiều cổ phiếu đã chiết khấu theo kịch bản Fed tăng lãi suất trong thời gian qua.
Thực tế, kể từ lần đầu tiên Chủ tịch Fed Jerome H. Powell đưa ra tín hiệu cho thấy cơ quan này sẽ bình tĩnh hơn trong việc cân nhắc khả năng nâng lãi suất vào cuối năm 2018 cho đến nay, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 15%.
Bên cạnh việc cổ vũ đầu tư và tăng trưởng kinh tế, môi trường lãi suất thấp còn giúp chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư, ít nhất khi so với lãi suất trái phiếu ở thời điểm hiện tại.
“Chỉ trong khoảng thời gian ngày - đêm ngắn ngủi, triển vọng đối với thị trường chứng khoán đã có sự cách biệt, từ tâm lý lo lắng ngần ngại lãi suất lên quá cao, chuyển sang phấn khởi bởi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn. Tất cả đều có chung nhận định, các chính sách của Fed là bệ đỡ rất quan trọng đối với đà tăng của thị trường chứng khoán”, Chris Rupkey, nhà kinh tế trưởng tại MUFG Union Bank tại New York cho biết.
Fed không phải động lực duy nhất cho đà đi lên của thị trường chứng khoán. Theo đó, các chuyên gia nhìn nhận, kỳ vọng việc Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại cuối cùng ngày càng gia tăng. Điều này hỗ trợ tích cực cho các cổ phiếu thuộc nhóm công nghệ và công nghiệp.
Trong khi đó, các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào nguồn tài chính đi vay, doanh nghiệp phát triển bất động sản, sản xuất ô tô - vốn phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng… cũng sẽ được hưởng lợi từ động thái của Fed.
Đáng chú ý, trong tuần vừa qua, các quỹ đầu tư tập trung vào cổ phiếu tại Mỹ đã thu hút được thêm 25 tỷ USD vốn đầu tư, theo số liệu từ EPFR Global, hãng nghiên cứu theo dõi các quỹ đầu tư chứng khoán và ngoại hối.
“Nhiều khả năng đà leo dốc sẽ bắt đầu. Mọi người sẽ chợt nhận ra đã tới thời điểm để quay trở lại, hoặc bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán”, Michael Hartnett, người đứng đầu bộ phận đầu tư của Bank of America Merrill Lynch cho biết.
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy