Ảnh minh họa. (Ảnh: THX/TTXVN)
Biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các nhà hoạch định chính sách của họ nhận định một thị trường việc làm bị thắt chặt và lạm phát tăng cao có thể buộc Fed tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, cũng như bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ.
Trong biên bản họp được công bố hôm 5/1 - được các thị trường nhận định là có giọng điệu khá “diều hâu,” các quan chức Fed bày tỏ lo ngại về khả năng đà tăng giá cùng với những tắc nghẽn nguồn cung toàn cầu sẽ còn kéo dài trong năm 2022.
Ngôn ngữ trong biên bản cuộc họp cho thấy sự đồng thuận cao của giới chức Fed trong việc chống lại lạm phát leo thang.
Ngân hàng trung ương này sẽ không chỉ hành động thông qua việc tăng chi phí đi vay mà còn giảm lượng trái phiếu Kho bạc Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp mà họ đang nắm giữ.
Bảng cân đối kế toán của Fed hiện vào khoảng 8.800 tỷ USD, với phần lớn trong số này được "tích lũy" trong đại dịch để đảm bảo thị trường tài chính ổn định và giữ lãi suất dài hạn ở mức thấp.
Với việc Fed đẩy nhanh tốc độ thu hẹp các biện pháp kích thích trong mùa dịch, chương trình mua trái phiếu của ngân hàng trung ương này dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3/2022 và tạo tiền đề cho các đợt tăng lãi suất sau đó. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp ghi nhận rằng Fed có thể tiến hành nâng lãi suất nhanh hơn nữa nếu cần thiết trong bối cảnh giá tiếp tục tăng.
Bên cạnh việc nêu ra những lo ngại về lạm phát, các quan chức cũng chia sẻ rằng ngay cả khi thị trường lao động Mỹ thiếu hơn 3 triệu việc làm so với thời kỳ đỉnh cao trước đại dịch COVID-19, nền kinh tế đang tiến gần hơn tới trạng thái “toàn dụng lao động,” do số người nghỉ hưu và nghỉ việc gia tăng trong cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch gây nên.
Những lo ngại nêu trên, ít nhất cho tới giữa tháng 12/2021, dường như còn lớn hơn những rủi ro tiềm tàng từ biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Cuộc họp của Fed diễn ra khi biến thể Omicron tuy đã lây lan rộng khắp nước Mỹ, nhưng chưa khiến số ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh như ghi nhận trong những ngày gần đây.
Các quan chức bị chia rẽ về mức độ rủi ro mà yếu tố này gây ra cho nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi nhiều người tin rằng nó khiến triển vọng kinh tế trở nên không chắc chắn. Song một số khác cho biết biến thể mới về cơ bản chưa cho thấy khả năng thay đổi con đường phục hồi của kinh tế Mỹ.
Tác giả: H.Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy