Nhà đầu tư đòi bồi thường thiệt hại với 6 mã chứng khoán
Trong kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết có đơn của 685 nhà đầu tư tố cáo hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” của ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm, đồng thời đề nghị bồi thường thiệt hại đối với 6 mã chứng khoán nhóm FLC.
Về số đơn thư này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phân loại giải quyết theo quy định.
Theo đó, đối với các nhà đầu tư mua cổ phiếu AMD, ART, HAI, GAB, FLC, Cơ quan điều tra cho rằng, không có căn cứ để xem xét giải quyết do không đủ căn cứ xác định thiệt hại của các nhà đầu tư do hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán" của Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây ra, theo kết luận giám định ngày 23/10/2023 của Bộ Tài chính.
Đối với các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS, đã được Cơ quan điều tra phân loại, ghi lời khai, xác định bị hại kết luận trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Với 126 đơn của các cá nhân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân Công ty CP Tập đoàn FLC và Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort; Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC... Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phân loại, chuyển Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều các địa phương để giải quyết theo thẩm quyền.
Ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC).
Ngoài ra, 44 đơn của 33 cá nhân ký Hợp đồng đặt mua trái phiếu của Công ty CP Tập đoàn FLC phát hành tháng 12/2021, với giá 10.000 đồng/trái phiếu, lãi suất 12%/năm, cơ quan điều tra cho rằng, đây là vụ việc tranh chấp dân sự, các bên đang thỏa thuận giải quyết chưa thống nhất, nếu các bên thỏa thuận không thống nhất thì khởi kiện ra tòa để được giải quyết theo quy định.
Sai phạm của 13 giao dịch viên ngân hàng
Quá trình điều tra xác định, từ 2014 - 2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bị can Trịnh Thị Minh Huế nhờ các cá nhân là lãnh đạo, nhân viên các công ty thuộc hệ thống FLC và người thân đứng tên là cổ đông góp vốn, ký sẵn các chứng từ để Huế sử dụng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, tạo dòng tiền qua tài khoản, hợp thức việc góp khống vốn vốn điều lệ vào Công ty CP Xây dựng Faros.
Theo cơ quan điều tra, hầu hết các cá nhân đều không trực tiếp đến ngân hàng để làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền nhưng các 13 giao dịch viên, Kiểm soát viên của một ngân hàng - Chi nhánh Thanh Xuân vẫn đồng ý thực hiện các giao dịch nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền theo chứng từ đã được ký sẵn để Huế hợp thức tạo dòng tiền góp vốn khống, vi phạm quy định của ngân hàng này.
Khi thực hiện các giao dịch, trong tài khoản của các cá nhân có đủ số tiền; chứng từ đầy đủ về hình thức, nội dung, đủ chữ ký của chủ tài khoản; các giao dịch viên không biết mục đích việc nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền để nhằm mục đích nâng khống vốn, niêm yết, bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư; không được hưởng lợi ích gì. Theo đó, Cơ quan điều tra không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với 13 giao dịch viên, kiểm soát viên nêu trên nhưng cần kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xử lý nghiêm các sai phạm.
Tác giả: Hoàng Cư - Minh Đức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy