Gánh nặng nợ nần trên đầu Đông Nam Á
09/04/2016 09:20:45
ANTT.VN – Ngay cả khi thị trường chứng khoán cải thiện , thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài thì nợ vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất với sự ổn định kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.

Tin liên quan

Ảnh: Bloomberg

Sau khủng hoảng năm 1997-1998 và khủng hoảng tài chính 2008, nhà kinh tế Barry Eichengreen và Ricardo Hausmann đã đưa ra thuật ngữ “original sin” để mô tả những khó khăn mà các nước đang phát triển vay nợ nước ngoài.

Các hãng PT Berau Coal Energy và PT Trikomsel Oke của Indonesia, Sahaviriya Steel Industries của Thái Lan đã bỏ qua đợt thanh toán trái phiếu và khoản vay năm 2015 khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ nâng lãi suất, tăng tỉ giá đồng USD và nội tệ. Hãng Sembcorp Marine, đơn vị xây dựng giàn khoan dầu lớn nhất thế giới, cũng phải chứng kiến quý lỗ đầu tiên trong 12 năm qua vì khách hàng hủy đặt hàng.  Cùng với đó, ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, DBS Group Holdings đã thanh khoản một số khoản nợ xấu vào cuối 2015. Theo thông tin mới nhất, 376 doanh nghiệp ở Đông Nam Á có tổng nợ 100 tỉ USD gắn liền với ngành khai thác khoáng sản, năng lượng và thép. Con số trên đã giảm so với mức 108 tỉ USD cách đây 1 năm.

Năm trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính nợ công ty của Malaysia vào khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước, và 20% ở Indonesia. Theo một báo cáo từ Nomura Holdings Inc, nợ hộ gia đình cao nhất trong khu vực, hơn 89% tổng GDP, trong khi ở Indonesia là 16%.

Societe Generale SA ước tính, chỉ có hai nền kinh tế thị trường mới nổi lớn là Malaysia và Nam Phi  có dự trữ ngoại hối trong phạm vi đề nghị của IMF. Năm 2015, dự trữ của Malaysia đã giảm 18%, và chỉ hồi phục nhẹ trong năm nay. Hiện tại, quốc gia này cũng đang trong cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có, khi Thủ tướng Najib Razak phải đối mặt với việc từ chức sau một vụ bê bối tham nhũng. Thêm nữa, kế hoạch của ngân hàng trung ương Zeti Akhtar Aziz giảm xuống trầm trọng trong tháng này sau 16 năm.

Mới đây, Chính phủ và các doanh nghiệp ASEAN đã tăng 10 tỷ USD từ việc bán trái phiếu đầu năm 2016, trong đó Indonesia tăng 4 tỷ , Philipines tăng 2 tỷ và Malaysia ở mức 1,7 tỷ.

Về phía  Indonesia, Oversea-Chinese Banking Corp ước tính 5 tỷ USD của dòng vốn trở lại trái phiếu chính phủ và 300 triệu USD vào thị trường chứng khoán trong năm nay.

Tuần trước, các nhà phân tích tại Goldman Sachs Group Inc cho biết thị trường Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục tăng dưới định giá xác suất của FED (Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ). Nếu đúng như dự đoán, cú “lội ngược dòng” trong thị trường chứng khoán và tín dụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bất kỳ một sự thay đổi nhỏ trong chu kỳ thắt chặt lãi suất của FED đều có thể kích hoạt một cuộc biểu tình đô la.

Oxford Economics cho rằng những nước Đông Nam Á có nhu cầu nội địa mạnh và hưởng cải cách chính sách sẽ phát triển vượt trội. Trong đó, Việt Nam sẽ tăng trưởng trong khoảng 6 – 7%, khi thị trường thương mại được mở rộng bù đắp cho tăng trưởng xuất khẩu. Theo đó, Việt Nam cùng Philippines và Indonesia sẽ là các nước có triển vọng tăng trưởng xán lạn nhất trong nhóm ASEAN-6, phản ánh tỷ lệ nợ thấp, ổn định vĩ mô và chi phí nhân công rẻ.

Thu Cúc

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến