Trong câu chuyện trà dư tửu hậu của nhiều nhà đầu tư khi tổng kết lại năm 2018, nhiều người cảm thán về gánh nặng phí lưu ký chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đã có 2 năm triển khai quyết liệt việc cắt giảm giấy phép con, giảm chi phí cho các doanh nghiệp.
Thoạt nhìn vào Thông tư 241/2016/TT-BTC ban hành ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính, cứ ngỡ rằng khoản phí này chẳng nhằm nhò gì với mỗi nhà đầu tư. Theo đó, phí lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán thu của khách hàng vào cuối mỗi tháng, sau đó nộp lại cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD).
Với các loại chứng khoán là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, mức phí thu là 0,4 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền/tháng. Với loại chứng khoán là trái phiếu, mức phí thu là 0,2 đồng/trái phiếu/tháng.
Với mức thu này, một nhà đầu tư duy trì số dư khoảng 50.000 cổ phiếu trong tài khoản, mỗi năm mất khoảng 300.000-400.000 đồng tiền phí lưu ký chứng khoán, còn những nhà đầu tư duy trì hàng triệu, hàng chục triệu cổ phiếu thì số phí phải đóng cũng tỷ lệ thuận theo, lên tới vài chục triệu, hàng trăm triệu đồng.
Oái ăm ở chỗ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, nhiều cổ đông của các công ty không có nhu cầu mua bán, lướt sóng cổ phiếu hàng ngày, mà đã hàng chục năm trời nắm giữ cổ phiếu dài hạn. Họ bức xúc vì số tiền phí phải nộp hàng năm quá lớn. Trong khi đó, với việc áp dụng công nghệ thông tin như hiện nay, việc quản lý các tài khoản chứng khoán được nhìn nhận là không quá phức tạp.
Nhìn sang lĩnh vực ngân hàng, với cùng tài khoản tiền mặt, dù số dư của khách hàng lên đến vài tỷ đồng, mỗi tháng họ cũng chỉ phải nộp phí quản lý tài khoản vài chục nghìn đồng.
Giám đốc khối công nghệ thông tin một ngân hàng cho biết, về lý thuyết, hệ thống máy tính nhận biết các con số tương tự nhau, vài tỷ đồng hay vài trăm nghìn đồng, với máy tính đều cùng là thuật toán và chương trình quản lý như vậy. Do đó, nguồn lực để quản lý các tài khoản có số dư lớn hay số dư nhỏ đều không chênh lệch khi tần suất biến động tài khoản là như nhau.
Vậy tại sao chứng khoán cũng áp dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các quy trình, hệ thống lại thu phí ngất ngưởng tính theo giá trị tuyệt đối như vậy? Thử làm một phép tính đơn giản.
Tính tương đối trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM hiện nay có 123,7 tỷ cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đang đăng ký giao dịch (tức là được lưu ký để sẵn sàng mua bán), trong tháng số tiền phí lưu ký thu qua VSD ước lên tới 50 tỷ đồng. Tính cả năm, số phí này lớn đến cỡ nào?
Ðã có những nhà đầu tư dài hạn, những lãnh đạo doanh nghiệp buồn với cách tính phí như trên tính chuyện sẽ hủy lưu ký cổ phiếu trong năm 2019. Niềm tin của họ với chứng khoán đang bị thử thách và họ đặt ra câu hỏi là, bao giờ phí chứng khoán cùng nhịp với chủ trương cắt giảm thuế, phí mà Chính phủ đang nỗ lực và quyết liệt triển khai trong suốt vài năm qua?
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy