Công trình xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 Hà Nội có quy mô đường cao tốc 4 làn xe, chiều dài cầu và đường dẫn gần 5,37km, trong đó riêng cầu cạn dài hơn 4,83km. Dự án do Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GT-VT) làm chủ đầu tư.
4
Dự án cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 thành phố Hà Nội (sau đây gọi là Dự án cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long) sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản, nằm trên địa bàn hai quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Dự án không yêu cầu giải phóng mặt bằng, UBND Tp Hà Nội cũng đang đầu tư xây dựng Dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long (do Ban QLDA ĐTXD các CTGT TP Hà Nội quản lý) dẫn tới hai dự án có chồng lấn về công địa thi công; tiến độ triển khai Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long phụ thuộc vào việc hoàn thành và bàn giao công địa thi công của Dự án mở rộng đường vành đai 3.
Dự án được chia làm hai gói thầu xây lắp: Gói số 1 đoạn Mai Dịch – Cổ Nhuế dài 2,6km do nhà thầu Liên danh Sumitomo - CIENCO 4 thực hiện, Gói số 2 dài 2,6km do nhà thầu liên danh Tokyu và Taisei thực hiện.
Về quy mô, dự án được thiết kế 4 làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m, hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa..., đảm bảo cho xe chạy với tốc độ 100km/h.
Hạng mục chính của Dự án là công trình cầu cạn dài 4,728km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN quy mô 04 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, bề rộng điển hình cầu cạn là 24,0m, kết cấu nhịp sử dụng dầm Super-T, riêng tại vị trí 2 nút giao là Hoàng Quốc Việt và Tây Thăng Long (nút giao theo quy hoạch) bố trí kết cấu cầu thép.
Theo thông tin từ BQL dự án Thăng Long cho biết, tính đến đầu tháng 1/2019 đối với Gói thầu 1, Liên danh Sumitomo - CIENCO 4 đã thực hiện 251/595 cọc D1200, bệ trụ 15/61, thân trụ 14/61, dầm super-T 91/631. Đối với Gói thầu số 2 do liên danh Tokyu và Taisei thực hiện đã triển khai được 346/557 cọc khoan nhồi D1200, bệ trụ đã thi công được 15/59, thân trụ là 6/59 dầm super-T đã đúc được 44/568 phiến. Tổng giá trị giải ngân đến cuối tháng 12/2018 là 567 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, được sự nhất trí của Bộ GTVT, thiết kế đã được điều chỉnh từ cọc ống thép xoay ngang sang cọc khoan nhồi từ trụ P9 đến P15 và P45 sang P58, P99 - P108.
Bên trong công trường, các công nhân đang gấp rút thi công...
Trước đó, trong buổi kiểm tra dự án cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long vào ngày 27/11/2018, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá đây là công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xóa bỏ điểm đen ùn tắc cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, đồng thời, tăng cường năng lực kết nối giao thông từ nội đô đi sân bay Nội Bài và liên kết với các khu công nghiệp lớn của TP.Hà Nội.
Bộ trưởng yêu cầu, công tác thi công của dự án phải tiếp tục được đẩy nhanh để công trình về đích đúng và vượt tiến độ. Chậm nhất tháng 9/2020 sẽ phải hoàn thành, đưa dự án vào khai thác.
Khi dự án cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thông tuyến sẽ kết nối liên thông tuyến đường vành dai 3 trên cao đã được đưa vào khai thác đoạn từ cầu Thăng Long đến Pháp Vân hoàn thiện dự án tuyến đường vành đai khép kín, kết nối sân bay và các khu vực lân cận, góp phần giải quyến ùn tắc cửa ngõ Thủ đô và giảm thiểu dòng xe đi qua trung tâm nội đô.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy