Định giá đất còn chủ quan, hình thức
Theo PGS.TS Phan Trung Hiền - Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, những bất cập về giá đất, thu hồi đất là thiếu các quy định rõ ràng, đơn nghĩa, chính xác về mục đích, phạm vi thu hồi đất. Dự thảo luật cũng không quy định rõ điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Ông Hiền chỉ ra, pháp luật thiếu quy định cụ thể về trường hợp thu hồi đất vắng chủ, thiếu quy định chi tiết về chủ thể thực hiện và trình tự cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc. Ngoài ra, các nguyên tắc bồi thường rất cứng nhắc, chỉ áp dụng phương thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc bằng tiền.
Cần đảm bảo thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi thu hồi, giải tỏa.
Nhấn mạnh về việc xác định giá đất, ông Hiền cho rằng, Dự thảo còn chưa công khai, minh bạch nên gây ra sự không công bằng, không tương xứng giữa giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi và giá trị được bồi thường.
Cụ thể, Khoản 3, Điều 114, Luật Đất đai giao toàn quyền xác định giá đất cho UBND cấp tỉnh dưới sự tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường. Ngoài một chủ thể đại diện cho “tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất” do Sở Tài nguyên và Môi trường “chọn lựa một cách ăn khớp”, nên tất cả các chủ thể còn lại đều là cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan tham mưu của UBND cấp tỉnh.
Theo ông Hiền, thành phần quyết định giá đất như vậy mang nặng tính chủ quan và hình thức, không phản ánh được giá thị trường. Chính vì vậy dẫn tới hiện tượng, việc định giá đất tính bồi thường trở thành “việc riêng” của cơ quan hành chính Nhà nước.
Do đó, ông Hiền kiến nghị cần công khai, minh bạch các chứng thư định giá đất, trình tự, các bước thực hiện, thủ tục định giá đất để người dân và các cơ quan thực hiện giám sát, tránh tình trạng thông đồng nhau đưa ra giá không đúng với giá thị trường. Ngoài ra, cần phải phân loại cụ thể và quy định khách quan hơn trong định giá đất.
“Quy trình định giá nên chia ra 2 bước rạch ròi. Một là quy trình chuyên môn, hai là quy trình hành chính. Quy trình chuyên môn không nên giao cho cơ quan hành chính nhà nước chủ trì, nên giao cho Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện làm chủ tịch Hội đồng. Sau đó, mời các cơ quan có chuyên môn về thẩm định giá đất cũng như người dân có liên quan để đưa ra giá mang tính chất chuyên môn”, ông Hiền đề xuất.
Đấu giá đất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước
Luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, giá đất khi đền bù, giải tỏa hiện nay còn chưa thỏa đáng nên phát sinh nhiều vụ việc kiện tụng. Người dân có nhà đất bị giải tỏa cần phải được đảm bảo quyền lợi thỏa đáng. Đây không phải việc mua bán nên không thể thuận mua - vừa bán, do đó cần phải xem xét kỹ càng trong các kế hoạch của Nhà nước.
Cuộc sống của người dân sau giải tỏa như thế nào đều xoay quanh giá đất, cần quan tâm đến ý kiến của người dân và thời điểm xác lập giá đất thế nào cho phù hợp với thị trường.
Bà Hòa nhấn mạnh, khi đền bù phải hết sức chú ý đến mục đích, cần chính xác khi thu hồi đất sẽ làm các dự án công ích, vì mục đích công cộng. Dự thảo luật cũng chưa quy định rõ như thế nào là lợi ích công cộng, là phát triển kinh tế để không phát sinh những trường hợp lạm dụng, lợi dụng trong thu hồi đất.
“Nếu vì quốc phòng, an ninh…sẽ ít phát sinh những vấn đề cho rằng thực hiện không đúng theo mục đích. Vấn đề rất quan trọng là uy tín của Nhà nước đối với người dân trong việc việc đền bù giải tỏa, để người dân thấy rõ ràng, đúng vì mục đích công cộng, vì phát triển kinh tế”, bà Hòa nêu rõ.
Nói thêm về định giá đất trong thu hồi, giải thỏa, bồi thường, Luật sư Lê Nết – Giám đốc Công ty Luật LNT và thành viên cho rằng, để tạo công bằng cho người dân được định giá đất đúng, vấn đề quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất cũng phải được công khai, tránh tình trạng che giấu thông tin, thậm chí thao túng chính sách, thu gom đất của người dân dưới chiêu bài “tài trợ lập quy hoạch”, tự vẽ trên đất của người khác xem mình muốn thu đất gì, vào mục đích gì.
Đấu giá đất để bảo vệ và đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước.
Theo luật sư Nết, cần giải quyết việc quy hoạch chồng chéo, thiếu ưu tiên, không rõ các loại đất khiến cho việc thực hiện mỗi nơi một kiểu, từ đó phát sinh việc xin - cho và tạo nên nhóm lợi ích hoặc găm giữ đất. Nếu cơ quan Nhà nước công khai quy hoạch sử dụng đất đô thị ổn định, lâu dài sẽ tránh được tình trạng thu gom đất giá rẻ. Ngoài ra, để bảo vệ và đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, Luật sư Nết cho rằng việc xác định tiền thuê hay tiền sử dụng đất phải thực hiện trên cơ sở đấu giá đất.
“Vấn đề tiềm lực tài chính hay kinh nghiệm có thể ghi trong đấu giá, không nhất thiết phải đấu thầu. Nên dùng từ “đấu giá quyền phát triển dự án” hơn là dùng từ “đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư”. Bởi đấu giá rất công bằng nên chỉ có giá, những tiêu chí khác đương nhiên phải đạt mới được vào phòng đấu giá, không đạt phải lập liên danh giữa người có đất - người có kinh nghiệm và người có tiền gom lại để thực hiện”, Luật sư Nết chỉ ra.
Những quy định còn gây tranh luận, bất cập nêu trên, cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần nghiên cứu, xem xét, cân nhắc, tiếp thu để khi hoàn thiện dự thảo Luật đảm bảo rõ ràng, cụ thể, từ đó khi thực thi sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân./.
Tác giả: Duy Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy