Giá dầu thế giới đã vượt mốc 70 USD/thùng, cao nhất trong hơn 2 năm qua (Ảnh: Reuters).
Giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm rưỡi sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC +) dự báo thị trường dầu mỏ toàn cầu bị thắt chặt, trong khi các nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran vẫn chưa có đột phá.
Cuối tuần trước, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã tăng tới 3,8% lên mức 68,87 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent tại London đạt mức 70 USD/thùng. Đây là mức cao nhất cao nhất kể từ năm 2019.
Theo một đánh giá từ OPEC+, giá dầu tăng mạnh khi nguồn dầu dư thừa trong đại dịch không còn, trong khi dự trữ dầu thô dự báo sẽ sụt giảm nhanh chóng trong nửa cuối năm nay.
Trong khi đó, các thương nhân vẫn tiếp tục theo dõi tiến trình đàm phán giữa Tehran và các cường quốc trên thế giới nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Đây là bước mở đường cho việc gia tăng nguồn cung dầu từ Iran. Quốc gia này cho biết, họ hy vọng sẽ kích hoạt hoàn toàn thỏa thuận này vào tháng 8.
Ông John Kilduff - thành viên của Again Capital LLC - cho rằng OPEC đang xem xét thắt chặt nguồn cung trong khi đó tình hình tại Iran vẫn đang khó khăn. "Tất cả đều rất lạc quan trong bối cảnh nhu cầu dầu đang tăng lên, ngoại trừ thị trường Ấn Độ", ông nói.
OPEC+ đang bế tắc trong kế hoạch tăng sản lượng dầu vào tháng 7 khi Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Xê út lạc quan về sự phục hồi toàn cầu. Theo đó, liên minh này sẽ tăng 841.000 thùng/ngày vào tháng 7 sau khi tăng vào tháng 5 và tháng 6.
Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu mang lại cho OPEC+ niềm tin thị trường có thể hấp thụ hết mức tăng thêm này. Mặc dù sự gia tăng các ca dịch Covid-19 ở một số nước châu Á đang đe dọa nhu cầu ở đây nhưng OPEC+ nhận thấy dự trữ dầu ở các nước này sẽ giảm ít nhất 2 triệu thùng mỗi ngày trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12. Do đó, nếu thỏa thuận với Iran được ký kết càng muộn thì khả năng thị trường dầu mỏ toàn cầu càng bị thắt chặt trong mùa hè càng lớn.
Phát biểu tại cuộc họp của OPEC+ diễn ra ngày 1/6, Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Xê Út - hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết: "Bức tranh về nhu cầu dầu đã có dấu hiệu cải thiện".
Đồng quan điểm, người đồng cấp của ông tại Nga cũng cho rằng, nền kinh tế đang phục hồi dần.
Trước đó, ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) - cho rằng, nếu không có thêm nguồn cung, giá dầu sẽ còn tăng hơn nữa.
"Trong trường hợp các chính sách của OPEC không thay đổi thì với sự tăng trưởng mạnh mẽ của Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, khoảng cách giữa cung cầu trên thị trường dầu sẽ càng tăng", ông Birol nói.
Nói với Bloomberg, ông Fereidun Fesharaki - Chủ tịch công ty tư vấn ngành FGE - dự báo: Các yếu tố cơ bản của thị trường rất mạnh và giá dầu có thể tăng lên 80 USD/thùng vào giữa quý III khi không có nguồn cung từ Iran.
Tác giả: Nhật Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy