Đồng ruble của Nga. (Ảnh: TASS/TTXVN)
Phiên 23/3, tại thị trường trong nước lẫn nước ngoài, đồng ruble đã đóng cửa ở mức cao nhất trong tháng này so với đồng USD sau khi Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
Cụ thể, tại Moskva đồng ruble tăng 6% lên đóng cửa ở mức 97,73 ruble/USD sau khi có lúc vọt lên 94,98 ruble/USD, mức cao nhất kể từ ngày 2/3. Trên nền tảng EBS, đồng nội tệ của Nga tăng 8,8% lên đóng cửa ở mức 96,5 ruble/USD.
Cả hai mức giá đóng cửa đều là mức cao nhất kể từ tháng Hai. So với đồng euro, đồng ruble tăng 6% lên 108,01 ruble/euro tại thị trường Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/3 đã phát đi thông điệp: Nếu bạn muốn mua khí đốt của Nga, bạn sẽ phải mua bằng đồng tiền của Nga. Hiện vẫn chưa rõ Nga có quyền sửa đổi các hợp đồng hiện hành được thanh toán bằng đồng euro hay không.
Liam Peach, nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics (Anh), nhận định động thái trên là nỗ lực của chính quyền Nga nhằm gây áp lực lên các nước phương Tây, với lợi ích bổ sung là hỗ trợ giá trị của đồng ruble.
Tuần này, hoạt động giao dịch trái phiếu Nga (OFZ) đã được nối lại. Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương Nga (BoR) thông báo một số giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng sẽ được nối lại vào ngày 24/3 sau thời gian gián đoạn gần một tháng.
Cho đến nay, BoR vẫn chưa tiết lộ quy mô các biện pháp can thiệp của ngân hàng này vào thị trường OFZ nhằm ổn định giá cả và cung cấp thêm thanh khoản cho hệ thống tài chính. Lợi suất trái phiếu OFZ kỳ hạn 10 năm đã đóng cửa ở mức 13,85% trong phiên 23/3, sau khi đạt mức cao kỷ lục 19,74% trong phiên 21/3.
Trong khi đó, ngày 23/3, Trung tâm lưu ký thanh toán quốc gia (NDS) của Nga cho hay nhiều khả năng nước này không thể thanh toán đúng kỳ hạn lợi suất trái phiếu Eurobond trong bối cảnh Nga chịu tác động nặng nề do các lệnh trừng phạt.
Trước đây, các khoản thanh toán trái phiếu Eurobond cho các doanh nghiệp của Nga được xử lý thông qua các công ty thanh toán quốc tế như Clearstream và Euroclear.
Hai công ty này thường xử lý giao dịch thanh toán và xác nhận quyền sở hữu tài sản trước khi gửi tiền mặt cho các chủ sở hữu trái phiếu phương Tây và sau đó gửi tiền cho NSD để chuyển tới các chủ sở hữu trái phiếu tại Nga.
Tuy nhiên, việc các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và các biện pháp chống lại những biện pháp này của Nga lại đang gây khó khăn và phức tạp hơn cho quy trình thanh toán này./.
Tác giả: Trà My
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy