Gạo xuất khẩu của Công ty TNHH Dương Vũ tại ấp Bình Cang, xã Bình Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm tuần thứ hai liên tiếp do nhu cầu từ châu Phi thấp, trong khi giá gạo Việt Nam tăng nhờ Indonesia đấu thầu để tăng nguồn cung.
Cụ thể, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, đứng ở mức 543-550 USD/tấn trong tuần qua, so với mức 548-555 USD/tấn của tuần trước đó, ngày một rời xa mức cao kỷ lục 560 USD/tấn được xác lập hồi đầu tháng này.
Theo một công ty xuất khẩu tại New-Delhi, các khách hàng châu Phi đã mua đủ lượng dự trữ để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và có ý chờ giá điều chỉnh trước khi tiếp tục mua.
Các nhà giao dịch Ấn Độ ký ít hợp đồng xuất khẩu gạo đồ hơn sau khi cơ quan hải quan nước này thay đổi cách tính thuế xuất khẩu.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với giá 590-595 USD/tấn, so với mức 585 USD/tấn của một tuần trước đó.
Còn gạo 5% tấm của Thái Lan đứng ở mức 598 USD/tấn vào ngày 21/3, giảm so với mức 615 USD/tấn của tuần trước. Các nhà giao dịch cho rằng giá gạo Thái Lan giảm do đồng baht xuống giá, trong khi giá gạo trong nước gần như không đổi.
Đồng baht của Thái Lan giảm 0,5% so với đồng USD trong tuần này.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT, Mỹ), chốt phiên cuối tuần, giá ngô và đậu tương giảm, trong khi giá lúa mỳ tăng.
Thu hoạch đỗ tương tại trang trại ở Formosa, Goias, Brazil. (Ảnh: THX/TTXVN)
Giá ngô giao tháng 5/2024 giảm 1,5 xu Mỹ, hay 0,34%, xuống 4,3925 USD/bushel. Giá đậu tương giảm 19,5 xu Mỹ, hay 1,61%, xuống 11,925 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao cùng kỳ tăng 8 xu Mỹ, hay 1,46%, lên 5,5475 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2kg; 1 bushel ngô = 25,4kg).
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho rằng thị trường sẽ tiếp tục trồi sụt khi Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố số liệu về dự trữ và tình hình gieo trồng trong tuần tới.
Mexico là nước nhập khẩu ngô của Mỹ nhiều nhất và đã nhập 18 triệu tấn ngô từ Mỹ từ đầu niên vụ cho đến nay. Mexico được dự báo sẽ nhập 20,6 triệu tấn ngô trong niên vụ 2023-2024.
Về thị trường càphê, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá càphê Robusta trên sàn ICE Europe (London) đảo chiều giảm mạnh.
Giá càphê tại hợp đồng giao tháng 5/2024 giảm 27 USD, xuống 3.358 USD/tấn và giá cà phê giao tháng 7/2024 cũng giảm 24 USD, xuống 3.264 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Giá càphê Arabica trên sàn ICE US (New York) cùng xu hướng giảm, nhưng mức giảm nhẹ. Giá càphê Arabica giao tháng 5/2024 giảm 0,85 xu Mỹ, xuống 184,85 xu/lb và kỳ hạn giao tháng 7/2024 giảm 0,65 xu, xuống 184 xu/lb (1 lb = 0,4535kg).
Chỉ số USD tiếp tục tăng đã kéo hầu hết các thị trường hàng hóa vào vùng đỏ. Và thị trường càphê cũng không ngoại lệ.
Ngoài ra, báo cáo về tồn kho ở ICE tăng mạnh cũng góp phần gây sức ép lên thị trường.
Ở trong nước, giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 400-500 đồng, xuống dao động trong khoảng 94.200-94.800 đồng/kg./.
Tác giả: Lê Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy