Giá Gas tăng nhẹ thúc đẩy lạm phát ở Mỹ
19/04/2015 07:54:41
ANTT.VN - Giá Gas tăng nhẹ đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng vào tháng Ba, đây là dấu hiệu cho sự gia tăng về lạm phát, đem lại ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của nền kinh tế Mỹ.
Tin liên quan
 
Giá xăng dầu Mỹ
Giá gas tăng tháng 3 thúc đẩy lạm phát tăng nhẹ, dấu hiệu tích cực cho hoạt động kinh tế Mỹ. Photo: Gerald Herbert, AP 
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 0.2% trong tháng trước, thông tin đến từ Bộ Lao động Mỹ vào hôm thứ sáu. Lạm phát di chuyển ở cùng nhịp độ trong tháng hai, kết thúc ba tháng giảm điểm liên tiếp, chủ yếu là do giá dầu và khí đốt giảm.
Lạm phát đã từng xuống dưới mức cho phép đem lại ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, bằng chứng là nhu cầu tiêu dùng dưới mức trung bình và sự tăng giá trị của đồng USD. Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng việc tăng giá gas là động cơ thúc đẩy lạm phát bắt đầu tăng gần hơn so với tỷ lệ mục tiêu mà FED đã đặt ra là 2%. Và nó cũng cho thấy giá tiêu dùng sẽ không bị “lún sâu” bởi tình trạng giảm phát hoàn toàn, Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, cho biết.
Giá tại các trạm bơm xăng tăng 3.9% trong tháng Ba, cùng với các yếu tố khác, góp phần làm tăng lạm phát. Tuy nhiên, khí đốt (gas) vẫn còn tương đối rẻ, đã giảm khoảng 33% trong 2014 để có giá trung bình và ở mức $ 2.41/lít, theo báo cáo hàng ngày của AAA Fuel Gauge. Lí do chủ yếu là vì khí gas ít tốn kém, bên cạnh đó, chỉ số CPI đã giảm 0.1% trong 12 tháng và kết thúc vào tháng ba, cũng có nghĩa là nhiều người Mỹ đã tiết kiệm chi tiêu của họ.
Ngoài thực phẩm và năng lượng, giá của những nhu yếu phẩm khác tăng 0.2% trong tháng Ba. Các chi phí quần áo, nhà ở, xe hơi, và chăm sóc y tế đều tăng, trong khi thức ăn và vé máy bay giảm. Giá của những mặt hàng cốt lõi đã tăng 1.8% trong năm qua.
Một số yếu tố khác ngoài xăng dầu được cho là ảnh hưởng đến việc giảm phát. Đồng USD mạnh hơn đã làm giảm chi phí nhập khẩu thiết bị điện tử, quần áo và các vật dụng khác. Đồng USD tăng giá so với đồng Euro và Đồng Yen do kinh tế Mỹ đạt được sự tăng trưởng mạnh hơn so với nhiều nước châu Âu và Nhật Bản. Đồng thời, mức lương trung bình mỗi giờ của nhân công Mỹ tăng với tốc độ hàng năm là 2%, quá thấp để gây ra một sự tăng đột biến trong nhu cầu tiêu dùng và làm cho các nhà bán lẻ tăng giá.
Nếu giá xăng giữ ổn định, tỷ lệ lạm phát hàng năm có thể bắt đầu tăng lên vào cuối năm nay. Các nhà kinh tế đang theo dõi khả năng lạm phát đạt được mục tiêu 2% của FED, mức được coi là đủ để khuyến khích các hoạt động tiêu dùng trong khi vẫn giữ mức giá tương đối ổn định và chống lại tình trạng giảm phát.
Việc lạm phát ở mức thấp đã làm phức tạp hơn sự lựa chọn của Fed rằng liệu có nên nâng mức lãi suất trong ngắn hạn từ mức thấp lịch sử hay không. Sử dụng lao động đã thêm 3.1 triệu việc làm trong 12 tháng qua, trong bối cảnh nền kinh tế mở rộng với một tốc độ vừa phải. Nếu lạm phát đạt 2%, những điều kiện này có thể sẽ cho phép FED nâng lãi suất cơ bản từ mức gần bằng 0, duy trì từ tháng 12 năm 2008.
Nhưng lạm phát hiện tại vẫn ở mức thấp hơn mục tiêu 2% là bằng chứng về việc phải trì hoãn việc tăng lãi suất mà theo các nhà phân tích dự kiến sẽ diễn ra trong tháng Chín tới. Tuy nhiên, các báo cáo lạm phát tiêu dùng tháng Ba lại dường như không có tác động nhiều đến Fed. "Điều này là không đủ để thay đổi quyết định của Fed," Jennifer Lee, một nhà kinh tế cao cấp tại BMO Capital Markets cho biết. "FED chắc chắn sẽ không đẩy nhanh quyết định của mình, và cũng không trì hoãn việc tăng lãi suất”.  
Sau cuộc họp tháng trước, các nhà hoạch định chính sách của Fed cho biết trong một tuyên bố rằng việc tăng lãi suất là thích hợp khi mà thị trường lao động đã được “cải thiện” đáng kể, họ cũng tự tin cho rằng lạm phát sẽ sớm quay trở lại mức mục tiêu 2% trong trung hạn.  
Các quan chức của Fed sẽ tổ chức cuộc họp chính thức tiếp theo để thảo luận về chính sách vào ngày 28-29 tháng 4.
Thúy Anh (SFGate)
 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến