Báo cáo xuất khẩu 15 ngày đầu tháng 8 của hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, trong tháng 7, xuất khẩu tiêu của một số công ty lớn như Pearl Group, Olam Việt Nam, Nedspice Việt Nam, Phúc Sinh… giảm so với tháng trước, trong khi xuất khẩu của Haprosimex JSC, Harris Freeman, đặc biệt là Vũ Đức Thuận lại tăng đáng kể.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, Pearl Group vẫn là đơn vị xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam với 16.421 tấn, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng hạt tiêu xuất khẩu của Phúc Sinh, Haprosimex JSC, DK Commodity cũng giảm lần lượt là 25,8%, 8,3% và 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Olam Việt Nam đã vượt qua Phúc Sinh để vươn lên vị trí số 2 về doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam sau 7 tháng với 14.034 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái; Nedspice đứng ngay sau với 11.627 tấn, tăng 12,8%.
Một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu khá ấn tượng trong 7 tháng đầu năm nay như: Liên Thành tăng 51,9%, Hoàng Gia Luân tăng 26,6%, Gia vị Sơn Hà tăng 15,3%, đặc biệt Interserco VCI và Vũ Đức Thuận có khối lượng tiêu xuất khẩu tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh nghiệp Phạm Thị Hằng tăng tới 4 lần.
Diễn biến giá hạt tiêu đen tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai từ đầu năm 2021 đến ngày 14/8/2021. (Nguồn: hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam).
Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Tấn Hiên, Phó Chủ tịch VPA cho biết, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 7 gặp không ít khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố.
Trong khi tình trạng thiếu container rỗng, giá cước vận tải biển tăng cao tiếp tục là trở ngại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 7 đạt 26,3 nghìn tấn, trị giá 95,12 triệu USD, giảm 20,56% về lượng và 19,9% về trị giá so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái tăng mạnh 46,3% về lượng và tăng tới 112% về trị giá.
Lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu đạt 180,2 nghìn tấn, trị giá 591,5 triệu USD, giảm 2,33 % (4.307 tấn) về lượng song nhờ giá tăng cao nên trị giá xuất khẩu vẫn tăng mạnh 47,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân hạt tiêu trong tháng 7 đạt 3.612 USD/tấn, tăng nhẹ 0,9% so với tháng 6 và tăng 44,9% (1.119 USD/tấn) so với tháng 7/2020.
Bình quân 7 tháng đầu năm, giá xuất khẩu hạt tiêu của nước ta đạt 3.282 USD/tấn, tăng 51,3% (1.113 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 7, xuất hạt tiêu sang các thị trường chủ lực như: Mỹ, UAE, Ấn Độ, Pakistan… đều giảm so với tháng trước nhưng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 7 tháng đầu năm, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 38,9 nghìn tấn, trị giá 138,5 triệu USD, tăng khá mạnh 15,3% về lượng và 65,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường này chiếm 21,6% tổng khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của nước ta.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường lớn thứ hai là UAE cũng tăng mạnh 74,6% về lượng và 185% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11,6 nghìn tấn, trị giá 39,8 triệu USD.
Lượng hạt tiêu xuất khẩu sang một số thị trường khác cũng tăng trong 7 tháng đầu năm nay như: Ấn Độ tăng 2,6%, Pakistan tăng 12,9%, Đức tăng 3,6%, Hà Lan tăng 7,4%...
Trong khi đó, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường Ai Cập, Philippines, Thái Lan… lại giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo đại diện hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thị trường tiêu nội địa nhìn chung khá trầm lắng trong tháng 7 do dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Tp. HCM và các tỉnh phía Nam.
Việc thực hiện giãn cách xã hội khiến các hoạt động giao dịch có phần chậm lại, giá tiêu đen theo đó giảm 1.500 – 3.000 đồng/kg, từ 74.000 – 76.500 đồng/kg của đầu tháng 7 xuống còn 71.000 – 75.000 đồng/kg vào cuối tháng.
Thị trường có phần sôi động hơn trong nửa đầu tháng 8 khi các công ty xuất khẩu, đại lý tích cực gom hàng đẩy giá tăng lên. Bên cạnh đó, giao dịch cũng thuận lợi hơn khi một số địa phương ở Tây Nguyên nới lỏng giãn cách xã hội.
Vì vậy, giá tiêu đen tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã tăng từ 4.000 – 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7, lên mức 76.000 – 79.500 đồng/kg trong ngày 14/8. Đồng thời, mức giá này cũng cao hơn 43,4 – 45,9% (23.000 – 25.000 đồng/kg) so với đầu năm nay.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy