Tin liên quan
Theo tin tức trên báo Tiền Phong, liệu pháp “không giảm giá không cho phụ thu giá vé xe đò tết” của Sở Tài chính TPHCM chỉ có hiệu lực đối với số ít DN.
Theo đại diện chi nhánh công ty vận tải Hoàng Long tại TP.HCM cho biết đang làm hồ sơ kê khai giá nhưng Sở Tài chính TP.HCM chưa phê duyệt. Đến nay, Hoàng Long kê khai giá cước mới ở đầu tuyến Hải Phòng.
Ông Thượng Thanh Hải, phó giám đốc Bến xe miền Đông cho biết 33/34 DN kê khai giá cước tại TP.HCM đã giảm giá, chỉ còn lại chi nhánh công ty Hoàng Long tại TP.HCM. Tính đến nay, có 133 DN hoạt động tại bến xe giảm giá cước với mức giảm từ 5-10%, trong đó có 2 đơn vị kê khai lại (không tăng, không giảm), 14 DN giảm giá hai lần.
Các DN còn lại không do đầu tuyến tại TP.HCM quản lý. DN có trách nhiệm kê khai giá cước tại Sở Tài chính các tỉnh, đến nay chưa nộp hồ sơ giá cước cho bến xe để theo dõi, giám sát.
Liệu pháp “không giảm giá không cho phụ thu giá vé xe đò tết” của Sở Tài chính TPHCM chỉ có hiệu lực đối với số ít DN.
Cá biệt, có 5 DN xin tăng giá. Theo lý giải của các DN trên thì ngày thường, dịp thấp điểm đã giảm giá mạnh để cạnh tranh, đến dịp cận Tết thì xin tăng lại như bình thường.
Đại diện Sở Tài chính TP.HCM cho biết chỉ cho phép DN nào giảm giá cước được phụ thu (mức phụ thu từ 20- 60% giá vé) trong dịp cao điểm tết. Tuy nhiên, vị này cũng thừa nhận chỉ “quản” được các DN kê khai giá cước tại TPHCM bởi theo quy định hiện hành, DN chỉ kê khai giá tại một đầu tuyến. Trụ sở DN đóng ở tỉnh nào nào thì kê khai phương án giá ở tỉnh đó.
Trước thực tế giá xăng dầu giảm sâu mà các doanh nghiệp vận tải chây ì không giảm giá cước, theo tin tức trên Kinh doanh và Pháp luật, ngày 20/1, Sở Tài chính Hà Nội đã Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Tài chính, Công an Thành phố, Cục thuế, Công Thương, Y tế đi kiểm tra các DN vận tải chưa giảm giá vé.
Theo đó, từ nay đến tháng 2/2015, đoàn liên ngành có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết đối với các DN vận tải hành khách.
Trong ngày 20/1, lãnh đạo 2 bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình đã lập danh sách những đơn vị vận tải chây ì không giảm giá cước. Đoàn công tác liên ngành đã kiểm tra 9 DN kinh doanh vận tải, trong đó có 4 DN taxi và 5 DN vận tải hành khách tuyến cố định. Qua kiểm tra, cả 5 DN đều có thiếu sót trong việc kê khai giá, tuy nhiên do Cty TNHH Hưng Thành có mức sai phạm nặng nên đoàn công tác liên ngành đã lập biên bản xử phạt.
Với việc không giảm giá và kê khai giá không phù hợp với chi phí thực tế nên đoàn liên ngành đã xử phạt Cty TNHH Hưng Thành 30 triệu đồng; đồng thời yêu cầu chậm nhất ngày 16/1 phải giảm giá cước.
Ngoài ra, hãng taxi Vina cũng bị đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Tài chính Hà Nội xử phạt 30 triệu đồng do chây ì giảm giá cước sau khi giá xăng giảm trên 30%.
Nên đọc
PV (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy