Sáng qua (5/12), kỳ họp thứ 6, HĐND TP.HCM đã làm việc ngày thứ 2 với phiên thảo luận.
Bàn về vấn đề các công trình giao thông trên địa bàn thành phố, các đại biểu cho rằng, nhiều tuyến đường vừa làm đã xuống cấp hư hỏng.
Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm (quận Bình Tân) cho hay, trên địa bàn TP hiện nay nhiều công trình giao thông mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng, sụt lún trầm trọng.
Theo đại biểu này, điển hình là đường Trần Văn Giàu, đường dẫn cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đường Nguyễn Hữu Thọ.
Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm
“Vậy nguyên nhân do đâu? Liệu có hay không việc rút ruộc công trình trong thi công”, bà Trâm đặt câu hỏi.
Đại biểu Trần Quang Thắng, cho biết dự án cầu Bình Tiên có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng và đã trễ hạn 7 năm.
“Bây giờ TP đã tìm được 4 nhà đầu tư, vậy xin lãnh đạo ngành giao thông TP cho biết năng lực của 4 nhà đầu tư thế nào và nếu mọi chuyện suôn sẻ sau 36 tháng triển khai dự án có hoàn thành đưa vào sử dụng được không?”, ông Thắng hỏi.
Trả lời đại biểu, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM thừa nhận chất lượng công trình giao thông ở cửa ngõ kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển có hiện tượng xuống cấp.
Cụ thể, có đường Trần Văn Giàu, đường dẫn cao tốc Trung Lương, đường Nguyễn Hữu Thọ nối khu công nghiệp Hiệp Phước.
Giám đốc sở GTVT TP cho rằng, đây là những tuyến đường mới nhưng được xây dựng trên nền đất yếu.
“Các công trình này vốn được triển khai, lập thiết kế khảo sát từ nhiều năm trước. Như đường dẫn vào cao tốc TP.HCM – Trung Lương là dự án do Bộ GTVT thực hiện. Do yêu cầu về tiến độ và quan điểm thiết kế nên dự án này chấp nhận thực hiện trên nền đất yếu, nếu khi sử dụng bị lún sẽ sửa chữa”, ông Cường nói.
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM trả lời đại biểu
Ông Cường cho biết, quan điểm thiết kế này khác với cách đang sử dụng hiện nay. Đối với các công trình, nhà đầu tư sẽ xử lý nền đất yếu một lần để sau này không chịu lún nữa.
Bên cạnh đó theo đại diện sở GTVT TP, ngay từ đầu, những đường này không được thảm nhựa mà chỉ láng nhựa. “Khi khai thác, lưu lượng giao thông tăng cao thì đường lún”.
Ngoài ra, ông Cường cho hay, một nguyên nhân khác nữa đó là những tuyến đường không được sử dụng cũng đứng trước nguy cơ hư hỏng cao.
“Đường Trần Văn Giàu được thiết kế để kết nối với cầu nhưng do giải phóng mặt bằng chậm nên đoạn đường này không được lưu thông. Đường không lưu thông, nhựa không nổi lên dẫn đến hỏng đường”, GĐ sở GTVT TP nói.
Vấn đề có tiêu cực trong thi công dự án hay không, ông Cường khẳng định chưa phát hiện được.
Về dự án cầu Bình Tiên, Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường cho biết, sở đã chọn được hai liên danh nhà thầu theo hình thức BT.
“Do dự án này đã được thông qua trước đó nên không phải chờ quy chế về đầu tư BT của TP.HCM. Với dự án này, TP sẽ trả 67% chi phí bằng quỹ đất, số còn lại trả chậm bằng tiền mặt. Dự kiến, cầu Bình Tiên sẽ hoàn thành vào năm 2020”, ông Cường nói.
Theo Vietnamnet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy