Nếu không trả được, doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro gấp đôi. Tuy nhiên, theo các nhà cơ quan chức năng, sẽ không phát sinh tình trạng này.
Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây . Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Giãn cách thời hạn thanh toán
Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất năm 2021 sẽ giúp doanh nghiệp “hồi sức” trong bối cảnh COVID-19.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), dịch vẫn còn tiếp diễn phức tạp, tác động đến cộng đồng doanh nghiệp đến cuối năm. “Nếu như tác động kéo dài thì ngành Thuế có tiếp tục thực hiện Nghị định 52 hay không? Những khoản thuế đã được gia hạn, có nên đặt vấn đề kéo dài thời gian gia hạn hay không? Doanh nghiệp cần biết rất rõ để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hơi”, ông Phan Đức Hiếu cho biết.
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (Tổng cục Thuế) cho rằng: Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải lường trước được, phải chuẩn bị dòng tiền để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Nghị định 52 được thiết kế để giãn cách thời hạn thanh toán, không để dồn cục vào tháng 12 nhằm giảm tải tập trung thanh toán tại một thời điểm, giúp người nộp thuế chủ động hơn.
Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của tháng 3 sẽ được gia hạn 5 tháng, thì tháng 9 sẽ phải nộp thuế, thuế GTGT tháng 4 thì tháng 10 nộp thuế… chứ không phải tất cả nộp trong tháng 12. Hoặc như tiền thuê đất, nếu tiền thuê đất đợt một phải nộp vào ngân sách Nhà nước (NSNN) vào ngày 31/5 thì được thiết kế là gia hạn 6 tháng, có nghĩa đến 31/11 mới phải đóng..
“Nghị định 52 cũng thiết kế danh mục ngành hàng, người nộp thuế sẽ tự soi vào để xác định mình thuộc ô nào để đánh dấu. Nếu không thuộc các ô được thụ hưởng, họ sẽ không được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ rà soát, kiểm tra đối chiếu xem người khai thuế có sai sót, nhầm lẫn hay không chứ cơ quan thuế không phủ định việc họ có được gia hạn nộp thuế hay không”, bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết.
So với 2 lần gia hạn thuế trước đây, Nghị định 52 đã có những điểm mới đáng chú ý trong việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nghị định 52 là nghị định không có thông tư, mà có hiệu lực thi hành ngay từ ngày ban hành 19/4/2021. Theo đó, ngành Thuế phải triển khai kịp thời các biện pháp tuyên truyền qua các kênh thông tin đại chúng, như phát thanh, truyền hình, hệ thống mạng, website của các cơ quan quản lý Nhà nước, hoặc truyền thông trên mạng xã hội, để làm sao thông tin kịp thời nhất đến người nộp thuế.
Theo Tổng cục Thuế, Nghị định 52 được thiết kế theo hình thức một giấy đề nghị gia hạn nộp thuế sẽ áp dụng cho nhiều mục đích như: Áp dụng cho nhiều loại thuế và nhiều khoản thu khác nhau; nộp một kỳ nhưng được áp dụng nhiều kỳ. Nếu người nộp thuế có hoạt động kinh doanh ở nhiều địa bàn, nhiều địa phương khác nhau, nhưng đều có hoạt động thuộc đối tượng được thụ hưởng này, ngành Thuế có trách nhiệm trao đổi thông tin, quản lý thuế giữa các địa bàn để các cơ quan thuế cập nhật thông tin và xác định người nộp thuế được gia hạn nộp tiền thuế mà người nộp thuế không phải gửi tờ giấy đề nghị đến nhiều cơ quan thuế khác nhau.
115.000 tỷ đồng là khoản vay không tính lãi của Nhà nước
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, dự kiến tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn theo chính sách giãn, hoãn thời hạn nộp thuế tại dự thảo Nghị định 52 là 115.000 tỷ đồng. Đây thực chất là khoản cho vay không tính lãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp, cá nhân để có nguồn tài chính phục vụ sản xuất, kinh doanh, gia tăng nguồn lực trong tương lai.
“Việc huy động tiền vào NSNN sẽ bị chậm ở trong các tháng, các quý trong năm. Rõ ràng ngân sách các cấp cũng bị ảnh hưởng cho công việc chi tiêu theo dự toán NSNN hằng năm. Tuy nhiên, với bối cảnh chung này, tất cả cùng chia sẻ gánh nặng, cùng nhau giúp đỡ và hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế vượt qua khó khăn thì việc chia sẻ này là cần thiết”, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Nghị định 52 đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, trở ngại do tác động của COVID-19. Nghị định đã đưa ra rất nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm tải các áp lực về kinh doanh. "Nghị định 52 ra đời trước khi dịch bùng phát lần thứ 4, nhưng đến giờ phút này vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Tuy nhiên, vì Nghị định ra đời trước, nên chúng ta cũng phải nhìn nhận lại. Có những tình huống thực tế không lường trước được. Về mặt kỹ thuật rất cần phải xem xét, rà soát lại, bổ sung một số nội dung phù hợp với thực tế", ông Tô Hoài Nam kiến nghị.
Tác động của dịch COVID-19 làm cho các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, hoặc không thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Như vậy doanh nghiệp không có nguồn thu, hay doanh thu, dòng tiền vào doanh nghiệp đang bị hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp cần một nguồn lực tài chính để cầm cự và duy trì sản xuất ở mức độ tối thiểu khi dịch bệnh đi qua, họ có thể quay trở lại sản xuất kinh doanh và vẫn cần khoản tiền để trang trải.
Theo ông Phan Đức Hiếu, trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp cần tiền, trong khi lại không có dòng tiền đó. Nghị định 52 ra đời sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề trên. Ở Nghị định 52 có quy định gia hạn thời gian nộp thuế theo từng kỳ và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, thời điểm cuối cùng trong năm mà người nộp thuế sẽ nộp tiền vào NSNN là trước ngày 31/12/2021. Vì vậy, tính tổng thể hết năm 2021, tổng số dự toán NSNN theo ước tính của Bộ Tài chính cũng không bị ảnh hưởng về con số tổng thể đã được Quốc hội duyệt. Nhưng ở trong năm, trong các kỳ theo tháng, quý là có sự ảnh hưởng nhất định đối với NSNN các cấp.
Tác giả: Minh Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói
- Finance and accounting outsourcing services : Outsourcing trends
- Best photo editing and retouching services
- Top outsourced administration services
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy