Phiên giao dịch sáng, diễn biến thị trường không có nhiều thay đổi so với 6 phiên trước đây khi VN-Index chỉ dao động hẹp quanh vùng giá 1.400 điểm, nhưng không thể chinh phục thành công ngưỡng kháng cự này khi đóng cửa phiên.
Điểm đáng chú ý của phiên sáng là dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có tính thị trường, kéo nhiều mã nhóm này tăng trần với thanh khoản tăng mạnh. Điều này được thể hiện rõ trên thị trường chung khi khối lượng giao dịch của phiên sáng nay tăng 12% so với phiên sáng qua, nhưng giá trị lại giảm hơn 3%.
Bước vào phiên giao dịch chiều, lực bán gia tăng khiến VN-Index giảm dần và xuống dưới tham chiếu. Kịch tính xảy ra từ 14h khi lực cung ồ ạt được bơm vào và lan rộng dần trên bảng điện tử, khiến VN-Index lao dốc mạnh mất hơn 19 điểm, xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.380 điểm, xuống ngưỡng 1.376 điểm.
Tưởng chừng thị trường sẽ có phiên lao dốc mạnh, chấm dứt giai đoạn tích lũy sát ngưỡng 1.400 điểm tồn tại 6 phiên vừa qua, thì lực cầu chảy mạnh, kéo VN-Index nhanh chóng trở lại và lên sát ngưỡng tham chiếu khi đóng.
Nhịp đẩy và kéo lại trong phiên chiều nay khiến nhiều nhà đầu tư nghĩ tới có bàn tay của “tay to”, bởi ngày mai là ngày đáo hạn phái sinh tháng 10.
Trên bảng điện tử, số mã giảm chiếm thế áp đảo, nhưng dòng tiền lại phân bổ khá đồng đều khi chảy vào số mã tăng ngang với số mã giảm. Thanh khoản phiên hôm nay cao nhất gần 1 tháng.
Chốt phiên chiều, VN-Index giảm 1,53 điểm (-0,11%), xuống 1.393,8 điểm với 180 mã tăng, 242 mã giảm và 60 mã đứng giá. Trong đó, số mã tăng trần nhiều thêm 2 mã lên 18, trong khi số mã giảm sàn vẫn là 3 mã như phiên sáng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 845,9 triệu đơn vị, giá trị 23.780,4 tỷ đồng, tăng 32,3% về khối lượng và 16,9% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 41,7 triệu đơn vị, giá trị 1.577 tỷ đồng.
Các mã cổ phiếu thị trường tăng nóng phiên sáng tiếp tục duy trì sắc tím khi chốt phiên khi lượng bán ra đều được lực cầu mạnh hấp thụ hết.
Trong đó, HQC khớp gần 39,5 triệu đơn vị, còn dư mua trần (4.440 đồng) 2,44 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, QBS, JVC, và thêm ITC với lượng khớp từ hơn 5 triệu đơn vị đến hơn 6 triệu đơn vị và đều còn dư mua giá trần.
Trong khi đó, lực cung mạnh khiến TTF mất giá trần khi đóng cửa tăng 6,7% lên 9.050 đồng, khớp 22,7 triệu đơn vị.
Cũng tương tự là DLG khi đóng cửa tăng 6,7% lên 7.760 đồng, dưới giá trần 1 bước giá, thanh khoản 15,8 triệu đơn vị.
Một số mã thị trường khác cũng tăng mạnh hôm nay có ITA, IJC, LDG, AMD, HAI, GAB…, trong khi FLC, cùng nhóm Louis đều giảm, trong đó TGG giảm sàn.
Cũng bất ngờ lao dốc giảm sàn chiều nay là DRH khi đóng cửa ở mức 18.600 đồng, khớp 5,4 triệu đơn vị, nhưng không còn dư bán sàn.
Trong nhóm bất động sản, ngoài HQC và ITC tăng trần, còn có NBB tăng mạnh 6,28% lên 39.800 đồng, QCG tăng 5,53% lên 8.390 đồng…, trong khi chiều giảm ngoài DRH còn có 3 mã giảm trên 3% là VPH, HAR, TDH. Trong đó, phiên sáng còn có sắc tím 8.900 đồng, chốt phiên chiều giảm 3,6% xuống 8.020 đồng, khớp 6,3 triệu đơn vị. Trong khi TDH sau thông tin BII sẽ thoái toàn bộ vốn sau 1 tháng trở thành cổ đông lớn cũng giảm mạnh 3,6% xuống 10.600 đồng, khớp hơn 4,5 triệu đơn vị.
Trong nhóm cổ phiếu dẫn dắt, các nhóm vẫn có sự phân hóa nội bộ, trong đó ngân hàng tăng mạnh nhất là OCB 4,31% lên 26.600 đồng; MSB và SHB tăng hơn 1%, các mã TCB, VIB, TPB, STB tăng nhẹ dưới 1%. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, có 3 mã giảm hơn 1% là EIB, VCB và HDB. Ngoài ra, còn có BID, CTG, LPB, VPB đóng cửa trong sắc đỏ; ACB, SSB, MBB đứng giá tham chiếu. Trong đó, VCB là mã lấy đi của VN-Index nhiều điểm số nhất hôm nay với hơn 1,3 điểm.
Nhóm thép TNI tăng trần lên 4.800 đồng, NKG nới đà tăng lên 4,7% lên 55.700 đồng, trong khi HPG, HSG, TLH đóng cửa trong sắc đỏ.
Trên HNX, diễn biến cũng tương tự khi lực bán mạnh trên HOSE lây lan sang HNX khiến HNX-Index lao mạnh xuống dưới tham chiếu trước khi được kéo trở lại nửa cuối phiên, đóng cửa trên tham chiếu dù HNX30-Index giảm điểm.
Đóng cửa, HNX-Index tăng 1,29 điểm (+0,33%), lên 388,29 điểm với 128 mã tăng và 87 mã giảm, trong đó có 27 mã tăng trần. Tổng khối lượng giao dịch đạt 137 triệu đơn vị, giá trị 2.595,6 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng nhưng tương đương về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,6 triệu đơn vị, giá trị 62,9 tỷ đồng.
Việc HNX-Index trái chiều so với HNX30-Index là do tân binh KSF cũng là mã vốn hóa lớn thứ 2 thị trường sau THD nhưng chưa có mặt trong HNX30 đóng cửa ở mức trần 79.000 đồng. Riêng mã này đã đóng góp hơn 2 điểm cho HNX-Index hôm nay.
Kể từ lúc lên sàn 6/10 với giá tham chiếu 36.000 đồng đến nay, KSF trải qua 7 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 6 phiên tăng trần liên tiếp trước khi có 2 phiên điều chỉnh ngày 15 và 18/10. Sau 2 phiên điều chỉnh này, KSF đã lấy lại đà tăng mạnh 2 phiên gần đây.
Trong khi đó, các mã vốn hóa lớn khác, kể cả THD đều đóng cửa dưới tham chiếu, nhưng mức giảm không lớn.
ACM là mã gây chú ý nhất trên HNX hôm nay khi tăng mạnh lên mức trần 4.000 đồng với thanh khoản lớn nhất sàn 7,81 triệu đơn vị. KLF cũng tăng 2,1% lên 4.800 đồng, khớp 6,74 triệu đơn vị. Trong khi PVS giảm 1,4% xuống 28.800 đồng, khớp hơn 7 triệu đơn vị.
Tác giả: T.Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy