Sau phiên sáng lao dốc mạnh, thị trường có thêm một nhịp rơi ngay khi giao dịch trở lại trong phiên chiều, khiến VN-Index rơi xuống dưới đường MA50 (1.452 điểm).
Tại đây, lực mua quay trở lại đưa chỉ số hồi lên trên 1.455 điểm và khi thêm một lần đe dọa thủng 1.450 điểm, tiền bắt đáy đã hoạt động mạnh, lệnh mua ồ ạt đổ vào thị trường giúp VN-Index bật mạnh lên trên 1.465 điểm.
Tưởng chừng đà hồi phục sẽ tiếp diễn, nhưng lực bán còn mạnh hơn dòng tiền bắt đáy trước đó đã khiến chỉ số thêm một đợt lao dốc về gần 1.455 điểm khi đóng cửa do nhóm bluechip thêm nhiều mã giảm sâu.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 141 mã tăng và 355 mã giảm, VN-Index giảm 20,71 điểm (-1,40%), xuống 1.456,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,36 tỷ cổ phiếu, giá trị 45.562 tỷ đồng, tăng 27% về khối lượng và 35% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 94,4 triệu đơn vị, giá trị 7.659 tỷ đồng, trong đó, đáng kể là hơn 17,9 triệu cổ phiếu SVC, trị giá hơn 2.688 tỷ đồng và gần 27,5 triệu cổ phiếu VHM, trị giá hơn 2.250 tỷ đồng.
Ở nhóm bluechip, cặp đôi VIC-VHM gây gánh nặng chính, khi “góp” hơn 7 điểm tiêu cực cho VN-Index. Theo đó, VHM -3,7% xuống 82.500 đồng, VIC -3,6% xuống 96.000 đồng.
Ngoài ra, không ít các mã khác cũng nới rộng đà giảm như ở một số cổ phiếu ngân hàng với TCB -3,2% xuống 47.350 đồng, TPB -3,4% xuống 36.700 đồng, VPB -3,6% xuống 32.400 đồng, HDB -3,8% xuống 26.850 đồng.
Giảm sâu nhất là SSI, khi -4,1% xuống 49.000 đồng, các mã khác như NVL -3,2% xuống 11.300 đồng, BVH -2,8% xuống 54.900 đồng, POW -2,6% xuống 18.500 đồng, FPT -1,9%, VRE -1,6%, MBB -1,3%...
Ở chiều ngược lại, má phanh duy nhất là CTG, khi nhích 1,7% lên 32.200 đồng, còn VJC, BID, MSN, PDR chỉ nhích nhẹ.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, dòng tiền phân hóa mạnh hơn, với hàng loạt các cổ phiếu vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ và tăng kịch trần như DLG, AAA, VCG, TTF, VPB, DAH, LCM, HBC, PVD, DVN, DRH, HVH, TVS, SKG, SGR, LDG, HNG, FCM, TNT, HAR, SJF, HID, TTB, TLD.
Trong đó, không ít thuộc top thanh khoản cao nhất sàn như LDG khớp 33,8 triệu đơn vị, HNG khớp 28,1 triệu đơn vị, HBC khớp 22,7 triệu đơn vị, DLG khớp gần 21 triệu đơn vị, AAA khớp 18,3 triệu đơn vị, VCG khớp 17,6 triệu đơn vị, TTF khớp 16,9 triệu đơn vị.
Nhích lên với mức tăng khá còn DQC, ASM, PXS, SAM, IDI, HCD, CCL, PVT, YEG, ABS, QCG, CRE, LDG, CTD, khi tăng từ hơn 3% đến 5,7%.
Trong khi đó, lực bán rất lớn khiến DXG, DIG, DTA, SVC, CII, HAI, CEE, TGG giảm về mức giá sàn, trong đó, CII khớp hơn 26,4 triệu đơn vị, DXG khớp hơn 17,4 triệu đơn vị, HAI khớp hơn 12,3 triệu đơn vị.
Nhiều cổ phiếu giảm sâu khác với DXS, GMD, SHI, TNI, VHC, VOS, CTI, CKG, JVC, MHC, SZC, CMX, KHG, NLG, HAX, NBB, FLC, FIT, HPX, NHA, GEX, VRC, khi mất từ 3% đến 6,7%. Thanh khoản cao nhất thuộc về FLC với hơn 33,7 triệu đơn vị.
Ở những nơi khác, cặp đôi nóng nhất sàn là ROS và HAG giữ được sắc xanh, nhưng biến động cũng rất mạnh, trong đó, ROS có thời điểm giảm sâu gần 6% và từ mức đáy này vọt lên giá trần, trước khi đóng cửa còn +2,7% lên 13.200 đồng, khớp hơn 63,7 triệu đơn vị, cao nhất thị trường.
Tương tự, HAG cũng có lúc đã về rất gần giá sàn, được kéo mạnh áp sát giá trần và lùi bước cho đến khi đóng cửa, còn +2,8% lên 14.900 đồng, thanh khoản chỉ đứng sau ROS với hơn 45,3 triệu đơn vị.
Về nhóm ngành lớn, ở các bluechip dòng bank ngoài CTG, BID nhích nhẹ và các cổ phiếu TCB, TPB, VPB, HDB giảm sâu nêu trên, thì điểm nhấn thuộc về EIB khi đã tăng kịch trần +7% lên 29.200 đồng, khớp hơn 4 triệu đơn vị.
Ở nhóm top sau, mức giảm mạnh với VIB -3% xuống 42.200 đồng, OCB -3,7% xuống 24.700 đồng, SHB -3,4% xuống 20.100 đồng, các mã MSB, LPB, SSB may mắn chỉ giảm nhẹ hơn 1%.
Nhóm thép với HSG đi ngược xu hướng khi tăng khá 2,2% lên 35.100 đồng, trong khi NKG là cổ phiếu giảm sâu nhất -3,5% xuống 35.600 đồng, POM -2% xuống 14.350 đồng, trong khi TLH, HPG, SMC giảm nhẹ.
Thiệt hại nặng nề nhất ở nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, với ORS -6,7%, FTS -6,4%, CTS -6,1%, BSI -5,8%, TVB -5,7%, VND -5,4%, VIX -4,8%, AGR -4,6%, VCI -4,2%, VDS -2,5%. Nhưng cũng như nhóm ngân hàng, có một mã đi ngược xu hướng là TVS, khi tăng kịch trần +6,9% lên 65.100 đồng, khớp hơn 1,27 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến tương tự, khi HNX-Index thêm một nhịp giảm mạnh ngay khi mở cửa phiên chiều, sau đó giằng co nhẹ và vọt lên mức điểm chốt phiên sáng, trước khi bị đẩy ngược trở lại về cuối phiên.
Đóng cửa, sàn HNX có 91 mã tăng và 156 mã giảm, HNX-Index giảm 10,49 điểm (-2,32%), xuống 442,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 162 triệu đơn vị, giá trị 4.480,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,35 triệu đơn vị, giá trị 257 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu còn tăng là PVS, MBG, LIG, BII, PVC, HUT, S99, KSQ cùng 3 cổ phiếu nổi bật DST, SD6 và SD9 khi đều tăng lên mức giá trần.
Còn lại đa phần giảm, với CEO, IDJ, API đều giảm sàn, trong đó, CEO khớp lệnh đứng thứ hai trên sàn với 13,35 triệu đơn vị khớp lệnh.
Giảm sâu nhất, tương tự như trên HOSE là nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán với SHS -4,3% xuống 47.200 đồng, ART -5,9% xuống 14.300 đồng, APS -9,5% xuống 31.400 đồng, VIG -4,6% xuống 16.600 đồng, MBS -4,4% xuống 37.000 đồng, BVS -4,5% xuống 36.300 đồng, IVS -3,9% xuống 17.400 đồng, EVS -4,8% xuống 40.000 đồng.
Ngoài ra, ở các mã lớn khác đáng kể là IDC -9,1% xuống 70.000 đồng, KSF -3,1% xuống 68.000 đồng, PVI -3% xuống 48.600 đồng, L14 -4,2% xuống 250.000 đồng…
Trên UpCoM, UpCoM-Index cũng đã lao dốc mạnh ngay khi phiên chiều trở lại và dù lực mua bắt đáy xuất hiện, nhưng cũng chỉ đủ giúp chỉ số thu hẹp đà giảm đôi chút khi đóng cửa.
Ở top thanh khoản, áp lực phân hóa mạnh với BSR, HHV, KHB, VHG, LMH, NED, SDD đóng cửa trong sắc xanh, cùng BVG và HSV tăng kịch trần.
Trong đó, BSR khớp lệnh cao nhất UpCoM với 21,6 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 4,1% lên 22.900 đồng. Theo ngay sau là HHV với 12 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 3,1% lên 26.400 đồng.
Trong khi đó, VGT, SSB, BVB, QTP, ABB, C4G, G36 giảm từ 3 đến hơn 4%, trừ VGT -1,1% xuống 27.500 đồng.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 1,4 điểm (-1,26%), xuống 109,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 126 triệu đơn vị, giá trị 2.588,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,76 triệu đơn vị, giá trị 141 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm, với VN30F2201 giảm 19,8 điểm (-1,31%), xuống 1.488,2 điểm, khớp lệnh hơn 191.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 29.300 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ lấn át, với CHPG2111 phiên này giao dịch sôi động nhất với 2,51 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 13% xuống 270 đồng/cq.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy