VN-Index lập đỉnh lịch sử của chính mình sau 21 năm hoạt động ngay trong phiên đầu tiên của năm mới, năm 2022. Nói một cách chính xác hơn thì cặp đôi nhà VIC và một vài cổ phiếu lớn đã chắp cánh cho VN-Index bay cao.
Trong phiên hôm nay, riêng 2 cổ phiếu VIC và VHM đã đóng góp gần 10 điểm tăng cho VN-Index trong tổng số hơn 28 điểm tăng mà sàn HOSE có được. Nếu tính rộng hơn thì 8 cổ phiếu hàng đầu gồm VIC, VHM,. GAS, CTG, SAB, TCB, DIG, POW đóng góp hơn một nửa số điểm tăng của chỉ số.
Mỗi lần VN-Index lập đỉnh mới là một lần nhóm bluechip "lĩnh ấn tiên phong", dù trên sàn HOSE phiên hôm nay có tới hơn 300 mã tăng điểm. Trên thực tế thì đà tăng của nhóm cổ phiếu lớn đã được xác lập trong 2 phiên cuối tuần trước khi nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 hút dòng tiền khá tốt, đồng thời giúp chỉ số VN30-Index tăng "rất đẹp" và đang trở về khu vực đỉnh cũ ở mốc 1.575 điểm.
Tuy nhiên, nếu so với các lần phá đỉnh năm 2020 thì phiên hôm nay có những diễn biến khá khác. Yếu tố giúp thị trường vượt đỉnh không hẳn bởi dòng tiền quá mạnh mà đến từ thông gói chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với tổng giá trị hơn 300.000 tỷ đồng tại kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV khai mạc sáng nay. Đây được coi là thông tin tích cực nhất, dù thông tin về gói hỗ trợ này đã có từ trước đó.
Tuy nhiên, điểm khá giống nhiều lần trước đó thời điểm, hầu hết vào cuối quý hoặc đầu quý.
1/4/2021, VN-Index phá đỉnh rất mạnh 1.200 điểm; 28/6, VN-Index bứt qua ngưỡng 1.400 điểm, tuy sau đó là đợt giảm rất sâu và tận đến 27/10 chỉ số mới vượt trở lại được đỉnh cũ.
Các thời điểm cuối quý, bán niên và cuối năm của chứng khoán Việt Nam thường có sóng. Mỗi lần có sự khác biệt, nhưng trong xu hướng tăng của thị trường gần 2 năm qua thì các đợt break tăng đang chiếm ưu thế. Lần này, nhờ tính chất kép của cả mùa báo cáo kết quả kinh doanh và gói chính sách hỗ trợ, VN-Index đã tạo một dấu ấn khó quên, đó là kỷ lục về độ cao.
Quay trở lại với phiên giao dịch ngày hôm nay, mặc dù điểm số tăng, tuy nhiên như đề cập phía trên là do các mã lớn đóng góp tỷ trọng lớn nên tâm lý nhà đầu tư vẫn có sự thận trọng nhất định. Số mã xanh chiếm áp đảo, nhưng đa phần chỉ là sự tăng nhẹ, trong số 29 mã tăng trần trên HOSE đóng góp nhiều mã quen thuộc như POW, QGC, HBC, DRH, YBM,..., những mã đã hút khá tốt dòng tiền trước đó và cả những mã được cho rằng có nhà tạo lập.
Điểm tích cực vẫn là nhóm VN30, với 25 mã tăng điểm đã xác nhận dòng tiền quay trở lại với các mã lớn. Thanh khoản của nhóm này đạt gần 9.500 tỷ đồng, và đây là phiên thứ ba giá trị giao dịch tăng liên tiếp. Quan trọng hơn, VN30-Index đã quay trở về vùng đỉnh cũ (1.560-1.575 điểm) với các chỉ báo kỹ thuật khá tích cực. Nếu dòng tiền duy trì tăng ở các phiên tới thì VN30-Index rất có thể sẽ tiếp nối VN-Index lập đỉnh lịch sử của mình, khi đó yếu tố tăng của thị trường càng được củng cố.
Tuy nhiên, khi vào khu vực đỉnh cũ thì sự rung lắc có thể xuất hiện ngay các phiên tới. Đây cũng là dự báo tương tự dành cho VN-Index, phiên hôm nay mặc dù chỉ số tăng điểm rất ấn tượng nhưng không được sự ủng hộ của dòng tiền khi thanh khoản chỉ đạt mức khá, đồng thời đồ thị kỹ thuật tạo một nến mở gap khá lớn nên rất có thể trong các phiên tới, thị trường cần test lại ngưỡng hỗ trợ thấp hơn trước khi chính thức bước vào một sóng tăng trung hạn.
Giao dịch tiếp tục khởi sắc trong phiên chiều, dòng tiền chảy đều vào thị trường, cùng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, mà tâm điểm là nhóm cổ phiếu Vingroup nới rộng đà tăng đã giúp VN-Index nhích dần lên 1.525 điểm trước khi và bước vào đợt khớp lệnh ATC và giữ nguyên mốc này cho đến khi đóng cửa.
Chốt phiên đầu tiên của năm mới 2022, sàn HOSE có 332 mã tăng và 137 mã giảm, VN-Index tăng 27,30 điểm (+1,82%), lên 1.525,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 891,2 triệu đơn vị, giá trị 28.616,5 tỷ đồng, tăng 19% về khối lượng và 30% về giá trị so với phiên ngày 31/12/2021. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 51,6 triệu đơn vị, giá trị 2.148,7 tỷ đồng.
Phiên này, ở nhóm bluechip, cổ phiếu VIC bùng nổ khi tăng vọt 6,2% lên 54.400 đồng, mức cao nhất ngày, khớp hơn 3 triệu đơn vị và là cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho VN-Index với gần 6 điểm tích cực.
Ở vị trí thứ hai khi tiếp sức tốt nhất cho chỉ số cũng là cổ phiếu liên quan là VHM, với mức tăng 3,8% lên 85.100 đồng, còn VRE cũng tăng khá +3,5% lên 31.150 đồng.
Các bluechip khác cũng có mức tăng cao đáng kể như KDH +6,7% lên 54.400 đồng, GAS +5,9% lên 101.900 đồng, SAB +4% lên 157.000 đồng, PLX +3,7% lên 55.900 đồng, SSI +2,3% lên 53.000 đồng, GVR +1,8% lên 37.400 đồng.
Cùng với đó là POW, khi tăng kịch trần +6,9% lên 18.700 đồng, khớp 20,44 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần tới hơn 3,44 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng dù cũng phần lớn tăng điểm, nhưng biên độ đã thu hẹp đáng kể so với cuối phiên sáng, dù TPB là điểm sáng lớn nhất +4,1% lên 42.750 đồng, CTG +2,5% lên 34.750 đồng, còn lại STB +1,8%, TCB +1,8%, BID +0,8%, HDB +0,8%, MBB và VPB cùng nhích 0,7%, và VCB +0,3%, với STB giao dịch sôi động nhất với hơn 32,8 triệu đơn vị, đứng thứ hai trên sàn HOSE về khối lượng khớp lệnh.
Các mã ngân hàng khác cũng chỉ còn xanh nhạt như SHB +0,9%, LPB +0,7%, EIB +0,6%, SSB về tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, mà đa phần là nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng vẫn hút dòng tiền mạnh nhất trên sàn với LDG, PTC, VGC, ACC, CII, DIG, DRH, FCN, GEX, HBC, LCG, UDC, BCE, ITC, QCG đều đã tăng hết biên độ khi đóng cửa.
Trong đó, GEX khớp hơn 26,3 triệu đơn vị, dư mua giá trần 3,68 triệu đơn vị, CII khớp 15,4 triệu đơn vị, mua trần hơn 1,14 triệu đơn vị, LCG khớp hơn 8,44 triệu đơn vị, HBC khớp hơn 6,8 triệu đơn vị, LDG khớp 5,89 triệu đơn vị…
Tăng mạnh khác còn có SZC, VCG, FLC, TCD, ITA, NBB, SCR, HDC, EVG, C47 với mức tăng từ 3% đến 6%, với FLC khớp lệnh cao nhất khi có 19,39 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu khác như HQC, TCH, DLG, FIT, DXG, KBC, HHS, IJC, TNI, CTI cũng đóng cửa trong sắc xanh, khớp lệnh từ hơn 2,1 triệu đến hơn 13,3 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đã có phiên khởi sắc, ngoài GAS và PLX nêu trên thì PVD +4,9% lên 31.100 đồng, PVT +4,6% lên 25.200 đồng, CNG +4% lên 31.350 đồng, PSH +2% lên 23.200 đồng.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HAG là đại diện giảm giá đáng chú ý nhất, khi thanh khoản tăng vọt lên hơn 33,6 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE, cổ phiếu giảm 2,3% xuống 13.000 đồng. Trái lại, cổ phiếu liên quan là HNG duy trì sắc xanh, +1,6% lên 12.450 đồng, khớp 15,3 triệu đơn vị.
Ngoài ra, một số giảm giá đáng chú ý khác như TGG -2,3%, TSC -2,8%, SAM -2,9%, ADG -3%, CTD -3,2%, PXI -3,7% và FRT -5,2% xuống 95.000 đồng.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đột ngột có nhịp tăng nhanh ngay sau giờ nghỉ trưa, nhưng cũng nhanh chóng lùi nhanh về sắc đỏ, trước khi nảy trở lại và gần như đi ngang và may mắn kết phiên ở trên tham chiếu.
Đóng cửa, sàn HNX có 144 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index tăng 0,11 điểm (+0,02%), lên 474,1 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 97,1 triệu đơn vị, giá trị 2.787,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,47 triệu đơn vị, giá trị 75,4 tỷ đồng.
Cũng như phiên sáng, cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn là THD vẫn gây sức ép lớn, khi nới rộng đà giảm, mất 5% xuống 263.200 đồng.
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý là CEO, khi vững sắc tím +9,9% lên 77.900 đồng, khớp 4,28 triệu đơn vị, PVS +3,3% lên 28.200 đồng, khớp lệnh cao nhất HNX với 11,73 triệu đơn vị, PLC tăng vọt 7,5% lên 44.500 đồng, BCC +8,4% lên 24.500 đồng.
Các cổ phiếu KLF, SHS, ART, HUT, DL1, TTH, LIG, TNG, PVL, IDC, VIG, NVB, MBS, KVC kết phiên trong sắc xanh, khớp từ 0,94 triệu đến 7 triệu đơn vị,
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index tịnh tiến dần ngay khi giao dịch trở lại và chạm mốc cao nhất ngày khi đóng cửa.
Nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động nhất ghi nhận C4G tăng tốc, vọt lên giá trần +14,8% lên 27.200 đồng, khớp 8,58 triệu đơn vị.
Hai cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản là BSR và HVH cũng nới đà đi lên. Theo đó, BSR +3,9% lên 24.000 đồng, khớp 15,55 triệu đơn vị, HHV +3,4% lên 27.700 đồng, khớp 13,92 triệu đơn vị.
Còn lại cũng rất tích cực như OIL+5,8%, QTP +7,9% và G36 +9,8%, khớp từ 4,14 triệu đến 7,18 triệu đơn vị.
Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 1,03 điểm (+0,91%), lên 113,72 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 111,4 triệu đơn vị, giá trị 2.526 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,38 triệu đơn vị, giá trị gần 9 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng mạnh, với VN30F2201 tăng 21,5 điểm (+1,4%), lên 1.558,5 điểm, khớp hơn 82.600 đơn vị, khối lượng mở hơn 30.700 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, phiên này, CHPG2111 thanh khoản đột biến với hơn 9,7 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng giảm 60% xuống 200 đồng/cq.
Ở nhóm tiếp theo có khối lượng khớp từ 0,45 triệu đến 3,28 triệu đơn vị thì lác đác một vài mã đứng tham chiếu, còn lại đều tăng, với CVHM2017 tăng 275% lên 150 đồng/cq, khớp 1,75 triệu đơn vị.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy