Ngày 11/11 hàng năm, với biểu tượng 4 số 1 đã được dùng làm ngày dành "vinh danh" cho người độc thân, câu chuyện xuất phát từ Trung Quốc năm 1983. Biểu tượng "4 chữ nhất" nhanh chóng lan rộng và trở thành ngày được các đơn vị phân phối hàng hóa chuyển thể thành lễ hội mua sắm lớn nhất Trung Quốc hàng năm, tương tự ngày "black Friday" ở các nước phương Tây. Ngày độc thân sau đó lan rộng ra nhiều nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Vâng, ngày hôm nay là ngày mà các đơn vị phân phối hàng hóa, đặc biệt trên nền tảng thương mại điện tử đã dày công quảng bá từ trước như Tiki, Lazada, Shopee... với rất nhiều ưu đãi, đặc biệt nhắm vào giới trẻ. Còn trên thị trường chứng khoán, bằng một cách nào đó âm thầm hơn nhưng cũng có một phiên "mega sale" lịch sử trong một phiên sáng của thị trường.
Tổng giá trị giao dịch riêng sàn HOSE đã vượt mốc 1 tỷ USD, VN-Index có thời điểm 1.449 điểm, tức là mất tới 20 điểm so với mức 1.469,11 điểm đầu phiên sáng. Điểm đáng chú ý, sau thời điểm 11h11 phút, thị trường quay đầu một cách mạnh mẽ như chưa có điều gì xảy ra, những người mua đã được "quà" ngay trong phiên sáng.
Việc thị trường giảm sâu phiên hôm nay thuần túy bởi nhóm mã lớn giảm điểm, VN30-Index, chỉ số của nhóm mã lớn không có lúc nào vượt lên được mức tham chiếu. Sau khi mở cửa đã giảm nhanh dần về tốc độ, xuyên thủng đường trung bình giá 20 ngày ở khoảng 1.513 điểm và chỉ bật trở lại khi chạm ngưỡng hỗ trợ đầy tính tâm lý 1.500 điểm.
Trên tổng thể thị trường, tình trạng chốt lời cũng diễn ra khá mạnh ở nhiều nhóm ngành, đặc biệt là nhóm dầu khí, chứng khoán, đây là 2 nhóm có đà tăng khá tốt ở một vài phiên trước. Nhóm ngân hàng vẫn là nhóm níu kéo thị trường mạnh nhất với việc hàng loạt mã lớn như CTG, VPB, VIB... giảm điểm, cặp đôi VIC-VHM cũng tạo ra lực cản rất mạnh phiên sáng nay.
Nhóm cổ phiếu thép đã xác nhận mô hình sóng giảm từ phiên trước do thông tin tiêu cực từ thị trường bất động sản Trung Quốc khiến giá thép đang giảm mạnh, phiên hôm nay tiếp tục giảm ngay từ đầu phiên. Điều may mắn là nhóm này đang nhận được lực cầu đỡ khá tốt ở khu vực hỗ trợ, với HSG là khu vực 43-44.000 đồng/CP, tương đương giá vùng đỉnh tháng 7 và đáy tháng 9. Tương tự là HPG, với vùng hỗ trợ là 53-54.000 đồng/CP,...
Nhóm bất động sản vốn đang trong giai đoạn phục hồi sau hôm bị bán mạnh ngày 3/11 hôm nay cũng phân hóa mạnh, nhóm ô tô - phụ tùng với những cái tên như TCH, HHS, DRC, HAX, TMT... đang có diễn biến giá tích cực với thanh khoản tăng.
Mặc dù vậy, tâm điểm đáng chú ý của thị trường vẫn là nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa, đặc biệt là các mã chưa tăng điểm nhiều và có thời gian tích lũy tốt từ tháng 7 vẫn duy trì đà tăng điểm. Một số mã nóng như DLG, SJF, ITA,... cũng duy trì biến động quanh ngưỡng giá trần, nhóm cổ phiếu của dòng FLC hôm nay cũng bứt lên với khối lượng giao dịch đạt cao.
Về mặt kỹ thuật, thị trường vẫn trong giai đoạn đi ngang trong biên độ hẹp, VN-Index dao động quanh ngưỡng 1.465 điểm 3 phiên liên tiếp, nếu phiên chiều nay không có gì đột biến thì sẽ có phiên thứ tư dao động quanh mốc này. Nếu vậy, đây là tín hiệu tốt về mặt kỹ thuật giúp VN-Index kéo sát hơn với đường MA20, cơ hội bật tăng điểm để tiếp nối đà tăng sẽ được tiếp tục trong một vài phiên tới.
Điểm đáng chú ý phiên sáng nay là nhóm VN30, sau khi bất ngờ sụt rất mạnh xuyên thủng đường MA20 đã bật tăng trở lại, tạo mẫu hình nến rút chân khá đẹp, xác nhận test thành công ngưỡng hỗ trợ dưới ở vùng 1.513-1.515 điểm, cơ hội tăng điểm để kiểm định ngưỡng cản trong khu vực 1.540-1.560 điểm đang mở ra.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 202 mã tăng và 246 mã giảm, VN-Index tăng 0,02 điểm (+0,00%), lên 1.465,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 862,5 triệu đơn vị, giá trị 25.529,5 tỷ đồng, tăng hơn 50% cà về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 35 triệu đơn vị, giá trị 1.223 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu tác động mạnh đến chỉ số là các bluechip đáng chú ý có PNJ, khi có thời điểm đã leo lên mức giá trần, trước khi kết phiên hạ nhiệt, còn +4,1% lên 107.200 đồng.
Các cổ phiếu khác có mức tăng khá, nhưng phần lớn cũng thu hẹp đà tăng như PDR +3,6% lên 92.400 đồng, MWG +3,1% lên 135.600 đồng, KDH +2,7% lên 49.600 đồng, NVL +2,5% lên 106.600 đồng, PLX +2,2% lên 59.600 đồng và đây cũng là toàn bộ các cổ phiếu tăng giá trong rổ VN30.
Ở chiều ngược lại, giảm sâu nhất là TPB, khi mất 2,3% xuống 43.000 đồng. Phần còn lại với STB, HPG, VPB, VJC, ACB, VRE, HDB, BVH giảm từ 1,1% đến 1,6%.
Trong đó, HPG thanh khoản cao nhất nhóm vào cũng dẫn đầu HOSE với hơn 42,8 triệu đơn vị khớp lệnh.
Trên bảng chính, dòng tiền vẫn hướng mạnh vào nhóm bất động sản, khi hàng loạt mã như HHS, QCG, VPI, ITA, TCH, VRC, EVG đều tăng hết biên độ.
Các mã NHA tăng 6,7%, DIG +6,5% lên 66.000 đồng, CII +6,3% lên 27.650 đồng, FLC +5,8% lên 13.750 đồng, NLG +5,6% lên 64.600 đồng, TTA +5,6% lên 18.950 đồng, KBC +5,5% lên 53.700 đồng, DLG +5,2% lên 8.160 đồng…
Không ít tăng trên dưới 4% như HDC, HPX, VCG, ROS, CTI, TDG, NHH, FDC, LDG, SCR, và nhiều cổ phiếu cũng có mức tăng khá khác như CKG, NVT, HAR, DRH, VPH, C47, HQC, CCL, SGR với mức tăng từ 2% đến gần 3,5%.
Thanh khoản nhóm cổ phiếu này phần lớn cũng chiếm ưu thế trên bảng, và chỉ đứng sau HPG như HQC, LDG, FLC và ITA, khớp từ 16,9 triệu đến 29,4 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, VMD vẫn là cái tên đáng chú ý nhất và tiếp tục nằm sàn -7% xuống 40.050 đồng, khớp chỉ được 20.000 đơn vị và dư bán giá sàn 0,8 triệu đơn vị.
Các sắc đỏ khác đa số đều được thu hẹp đà giảm, trong đó, giao dịch sôi động tại HNG, FIT, AAA, VIX, PVD, DCM, ORS…khớp từ 4,4 triệu đến hơn 11 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến tương đồng, khi HNX-Index chỉ giữ được sắc xanh ở nửa đầu phiên và có nhịp giảm mạnh, trước khi hồi phục lên gần tham chiếu ở những phút cuối.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 107 mã tăng và 124 mã giảm, HNX-Index giảm 0,64 điểm (-0,15%), xuống 437,6 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 121,8 triệu đơn vị, giá trị 2.864,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,94 triệu đơn vị, giá trị 195,2 tỷ đồng.
Cổ phiếu CEO chưa ngừng hạ nhiệt, khi tiếp tục tăng kịch trần sau ba phiên trước đó đều giữ vững sắc tím khi đóng cửa. Kết phiên sáng, CEO +9,7% lên 18.100 đồng, khớp lệnh cao nhất HNX với gần 13 triệu đơn vị.
Các mã cũng đua sắc tím còn có HHG, PVL, MAC, PV2, VC9, SPI, thanh khoản khớp lệnh đều cao, từ 0,77 triệu đến 3,87 triệu đơn vị. Còn tăng khác ở NDN, KLF, ART, AMV, TTH, S99, KVC, BCC.
Ở chiều ngược lại, giảm khá mạnh có NVB -3% xuống 29.000 đồng, IDC -2,1% xuống 93.000 đồng, EVS -3,2% xuống 39.100 đồng, MBS -2,5% xuống 39.200 đồng…
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng đổ đèo nhanh sau ít phút mở cửa và cũng tạo đáy và bật lên, nhưng sức bật không mạnh như hai sàn chính.
Nhóm cổ phiếu có thanh khoản tốt phân hóa mạnh, trong đó, các mã HHV, BSR, SBS, BVB có khối lượng khớp lệnh cao nhất đều kết phiên trong sắc đỏ, với BVB giảm sâu, mất 4% xuống 21.400 đồng, BSR -0,8% xuống 25.100 đồng.
Trái lại, QTP, VHG, KSH nhích lên, với QTP +6,6% lên 17.800 đồng, khớp hơn 4,1 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,58 điểm (-0,53%), xuống 109,08 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 84,76 triệu đơn vị, giá trị 1.760,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,32 triệu đơn vị, giá trị 43,5 tỷ đồng.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy