Trong phiên hôm qua (21/2), thị trường chủ yếu giằng co và kết phiên tăng lên 1.510 điểm với dòng tiền gia tăng cùng giao dịch khởi sắc ở các nhóm chứng khoán, bất động sản vừa và nhỏ, dược phẩm.
Bên cạnh đó là nhóm Louis cũng dậy sóng trở lại, với hàng loạt sắc tím tại AGM, BII, TGG, VKC, SMT.
Xét về yếu tố kỹ thuật, việc VN-Index đóng cửa ngày với cây nến xanh và thanh khoản tăng báo hiệu xu hướng tích cực. Sau phiên rũ hàng ngày 14/2, thị trường đã có 3 phiên liên tiếp tăng trở lại và vượt qua ngưỡng kháng cự gần nhất 1.510 điểm và ngưỡng kháng cự tiếp theo là vùng đỉnh lịch sử 1.530 điểm được đánh giá không còn quá mạnh, ngoại trừ có yếu tố bất ngờ tác động.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 22/2, yếu tố bất ngờ đó đã xảy ra khi thị trường đón nhận tin xấu từ châu Âu với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền đông Ukraine độc lập và đưa quân đội tiến vào hai vùng đất này, làm gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Quyết định này đã làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu với các chỉ số tương lai của phố Wall giảm mạnh, chứng khoán châu Âu phiên hôm qua cũng chìm trong sắc đỏ, trong khi giá vàng và dầu thô lập đỉnh.
Yếu tố này cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Ngay khi mở cửa, VN-Index giảm hơn 15 điểm về dưới 1.495 điểm. Tuy vậy, quan sát diễn biến thị trường cho thấy, không xảy ra hiện tượng bán tháo. Dù số mã giảm có thời điểm hơn 350 mã, nhưng sức ép chủ yếu đến từ nhóm bluechip, các mã còn lại chỉ giảm với biên độ nhẹ.
Điều này giúp lực mua quay trở lại, dù không lớn nhưng cũng đủ giúp VN-Index về lại vùng tâm lý quan trọng 1.500 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Giao dịch vẫn rất đáng chú ý ở nhóm cổ phiếu louis, khi AGM, TGG trên HOSE, SMT trên đã vọt lên giá trần, còn BII và VKC cũng đang tăng hơn 7%.
Trong khi đó, hai cổ phiếu nhóm bất động sản, vốn nóng gần đây DIG và CEO bị chốt lời và giảm hơn 4%.
Nhóm ngân hàng sắc đỏ vẫn chiếm thế chủ đạo, trong khi nhóm chứng khoán toàn bộ đều nhuộm sắc đỏ. Nhóm thép cũng chỉ có 1 sắc xanh le lói duy nhất, trong khi nhóm dầu khi nhận được tin hỗ trợ từ giá dầu tăng mạnh đã phủ đầy sắc xanh, góp phần hãm đà rơi của thị trường.
Tưởng chừng việc lấy lại nhanh chóng vùng tâm lý 1.500 điểm sau khi lao dốc thời điểm mở cửa sẽ giúp thị trường ổn định hơn, nhưng áp lực bán đã gia tăng mạnh trở lại, khiến VN-Index thêm một lần đổ đèo về gần 1.490 điểm khi kết phiên với sắc đỏ bao trùm bảng điện tử.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 97 mã tăng và 361 mã giảm, VN-Index giảm 18,61 điểm (-1,23%), xuống 1.492,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 553,4 triệu đơn vị, giá trị 16.872,4 tỷ đồng, tăng 16% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 12 triệu đơn vị, giá trị 478,6 tỷ đồng.
Nhóm bluechip phần lớn mất điểm, với 24 mã trong rổ VN30, trong đó, POW là mã bị bán mạnh nhất và giảm 3,5% xuống 17.750 đồng, với khối lượng giao dịch cao nhất nhóm và cũng lớn nhất HOSE với 24,8 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là GVR, PDR, SSI, VJC, KDH khi mất từ 2,2% đến 2,8%.
Các cổ phiếu giảm trên dưới 1,5% cũng khá nhiều như FPT, VIC, VHM, MSN, HPG, BVH và các mã ngân hàng TCB, HDB, VPB, VCB, ACB.
Ở chiều ngược lại, PLX đi ngược xu hướng và tăng mạnh 4% lên 62.300 đồng, PNJ +2,8% lên 109.500 đồng, trong khi GAS, VRE, TPB nhích nhẹ và MBB +1,5% lên 33.150 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, những sắc xanh không còn nhiều, với HAG, HHS, , HAI, HAR, JVC, DBC.
Cùng với đó là nhóm cổ phiếu dầu khí với một lệnh trừng phạt tiềm tàng đối với Nga sẽ tiếp tục đe dọa nguồn cung dầu thô đã kéo nhóm này trở thành điểm nhấn. Ngoài PLX nêu trên thì PSH đã tăng trần lên 26.000 đồng, PGD tăng trần +6,9% lên 37.750 đồng, ASP tăng trần +7% lên 13.800 đồng, PET +4,2% lên 46.900 đồng, PVD +2,4% lên 31.950 đồng, PXS +2,6% lên 11.900 đồng…
Đáng chú ý là nhóm họ louis vẫn đứng vững với AGM, TGG giữ mức giá trần tại 42.550 đồng và 18.200 đồng.
Còn lại đa số chìm trong sắc đỏ, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, với tâm điểm là dòng bất động sản, xây dựng như FLC, CII, ROS, GEX, ITA, LDG, SCR, HQC, DXG, KBC, TCH, HBC, BCG…với mức giảm tương đối sâu từ SCR -5,7%, LDG -5,3%, ITA -4,4% GEX -3,6%, DXG -3,5%, còn lại cũng mất từ 2% đến hơn 3%, khớp lệnh 7,58 triệu đến hơn 21,4 triệu đơn vị.
Ngoài ra phải kể đến DIG, khi chịu lực bán mạnh nhất và giảm sàn -6,9% xuống 88.400 đồng, khớp 9,31 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến tương tự, khi HNX-Index rơi sâu ngay khi mở cửa và hãm lại đà rơi nhanh chóng, trước khi lực bán trở lại và kéo chỉ số lùi sâu hơn.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 49 mã tăng và 158 mã giảm, HNX-Index giảm 7,77 điểm (-1,76%), xuống 433,22 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 77,86 triệu đơn vị, giá trị 2.361,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,49 triệu đơn vị, giá trị 16,2 tỷ đồng.
Bảng điện tử cũng le lói sắc xanh tại một số cổ phiếu dầu khí như PVS +2,7% lên 29.900 đồng, PVC +5,3% lên 16.000 đồng, PVG +4,4% lên 14.300 đồng, PMB +8,9% lên 18.400 đồng.
Cùng với đó là các cổ phiếu họ louis với BII +4,8% lên 13.000 đồng, SMT tăng trần +10% lên 18.700 đồng, VKC +3,6% lên 11.600 đồng.
Còn lại phần lớn giảm điểm, với CEO là điểm nhấn, khi có thời điểm giảm sàn, trước khi kết phiên -9,6% xuống 66.500 đồng.
Giảm mạnh còn đến từ IDC -3,7% xuống 70.900 đồng, PVL -5,5% xuống 13.700 đồng, APS -3,4% xuống 34.400 đồng, MBG -3,6%, SHS -3%, TNG -3%, LIG -3,3%...
Thanh khoản phiên này PVS cao nhất với hơn 11,2 triệu đơn vị khớp lệnh, tiếp theo là CEO với 9,58 triệu đơn vị, KLF khớp 4,71 triệu đơn vị, SHS khớp 3,93 triệu đơn vị, BII khớp 3,85 triệu đơn vị…
Trên UpCoM, đồ thị UpCoM-Index không khác mấy so với hai chỉ số chính, khi cũng đã lùi về gần mức thấp nhất trong phiên khi nghỉ trưa.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 1,05 điểm (-0,92%), xuống 112,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,9 triệu đơn vị, giá trị 1.037,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,32 triệu đơn vị, giá trị 20,3 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu dầu khí với BSR và OIL nằm trong số ít các cổ phiếu còn tăng, với BSR +1,1% lên 26.700 đồng, khớp 8,67 triệu đơn vị, OIL +2,2% lên 18.700 đồng, khớp 2,92 triệu đơn vị.
Đáng kể khác là DDV, khi có thời điểm đã vọt lên mức giá trần, trước khi kết phiên +10,3% lên 23.600 đồng, khớp lệnh đạt hơn 2,19 triệu đơn vị.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy