Trong phiên hôm qua (26/1), VN-Index đã gặp khó khi không vượt lên được đường MA20, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường cần thêm một nhịp tích lũy cần thiết để đủ "năng lượng" vượt lên.
Thực tế này đã phản ánh sớm ngay trong phiên sáng nay, nhóm trụ ngân hàng hầu hết đã quay đầu giảm điểm sau đà tăng tương đối tốt trước đó. Mở cửa phiên, VN-Index có nhịp rơi khá mạnh gần 10 điểm. Dù vậy, sự ổn định ở một số mã lớn như SAB, GAS, VNM, BVH, đã phần nào giúp thị trường cân bằng hơn, đặc biệt về gần cuối phiên nhóm chứng khoán đã tăng điểm đóng vai trò hỗ trợ nhóm trụ nâng đỡ chỉ số.
Về tổng thể, giao dịch khá chậm với lực mua và bán đều không quá mạnh khiến thanh khoản thấp hơn nhiều so với các phiên trước. Tuy nhiên, lực bán ra thấp lại là cơ hội để VN-Index bứt phá vượt đường MA20 để trở lại xu hướng tăng ngắn hạn
Về chi tiết giao dịch, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng sau liên tiếp những phiên gồng gánh thị trường đã chững lại và phân hóa mạnh, nhưng thanh khoản vẫn đang rất sôi động với LPB, VPB, MBB, STB, CTG, SHB, TCB, ACB đang nằm trong top cao nhất HOSE.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số tiếp tục đáng chú ý như CII, LDG, FCN, NBB, HAR, DRH khi tiếp tục nằm sàn từ sớm.
Nhóm nhà FLC có dấu hiệu được bắt đáy mạnh, ngoài ROS vẫn giảm sâu thì FLC, AMD, HAI chỉ còn mất điểm nhẹ, thậm chí FLC và AMD còn có thời điểm nhích lên trên tham chiếu.
Điểm nhấn phiên sáng nay là nhóm dầu khí, tiếp tục nhịp tăng nhờ thông tin giá dầu vượt đỉnh do thiếu nguồn cung và các căng thẳng địa chính trị khu vực Đông Âu vẫn tiếp diễn. GAS là mã đóng góp lớn nhất cho VN-Index nửa đầu phiên sáng nay, đồng thời đa phần các mã trong nhóm này có được sắc xanh như BSR thậm chí có thời điểm vượt đỉnh giá cũ của mình ở mốc 26.000 đồng/CP, OIL, PLX, PVD, PVT, PVS đều có sắc xanh.
Thị trường có nhịp bật lên trên tham chiếu đáng chú ý vào giữa phiên, nhưng chưa đi được bao xa thì áp lực bán đã quay trở lại, khiến VN-Index thêm một lần đảo chiều về dưới sắc đỏ khi kết phiên, thanh khoản suy giảm mạnh khi ngày nghỉ đến gần.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 165 mã tăng và 253 mã giảm, VN-Index giảm 4,98 điểm (-0,34%), xuống 1.476,6 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 322,2 triệu đơn vị, giá trị 9.392,2 tỷ đồng, giảm 35% về khối lượng và 33% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 30,6 triệu đơn vị, giá trị 582,2 tỷ đồng.
Nhóm bluechip phân hóa mạnh, với rổ VN30 chia đôi ngả với 17 mã tăng, 11 mã giảm, cùng PNJ và VJC đứng tham chiếu.
Ở nhóm cổ phiếu tăng, SSI phiên này tăng mạnh nhất +2,6% lên 43.550 đồng. Tiếp theo là BVH +2,1% lên 54.100 đồng, VNM +2% lên 81.300 đồng, SAB +1,9% lên 146.500 đồng, VRE +1,8% lên 34.500 đồng, TPB +1,7%, PDR +1,4%...
Ở chiều ngược lại, hai mã lớn MSN và VCB níu chân thị trường, khi giảm mạnh nhất, với MSN -3,2% xuống 142.300 đồng, VCB -2,4% xuống 92.200 đồng, HPG -2,2% xuống 42.500 đồng.
Phần còn lại đều thuộc về nhóm trụ ngân hàng, với TCB, BID, STB, ACB, MBB, CTG, khi mất từ 1% đến 1,9%. Các mã khác ở trong nhóm cũng giảm với MSB -1,1%, OCB -1,6%, SSB -2,4%, nhưng LPB +1% lên 24.850 đồng, khớp lệnh cao thứ hai trên sàn HOSE với hơn 13,5 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sự phân hóa cũng thấy rõ, với DXG, HAG, GEX, HQC, SCR, PVD, ITA, TCH, TGG, AAA, DCM, FIT nhích lên.
Trong khi VCG, KBC, LCG, TTF, APH, HBC, DLG, HHV, KSB chìm trong sắc đỏ, thậm chí CII, DIG, NBB, HAR, FCN, DRH, LDG vẫn nằm sàn.
Họ cổ phiếu nhà FLC với FLC, AMD, HAI bật lên sắc xanh, dù mức tăng chỉ khiêm tốn, trong khi ROS dù thoát giá sàn, nhưng vẫn giảm mạnh 5,9% xuống 6.870 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 19 triệu đơn vị.
Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán phiên này diễn biến tích cực với BSI tăng trần, FTS +5,5%, VND +4,6%, CTS +4,6%, HCM +3,3%, VIX +2,7%, VCI +2,2%...
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giằng co sau nửa đầu phiên, nhưng cũng đã chịu áp lực bán mạnh về cuối phiên và lùi hẳn về dưới tham chiếu.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 79 mã tăng và 117 mã giảm, HNX-Index giảm 2,98 điểm (-0,72%), xuống 408,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 28,2 triệu đơn vị, giá trị 856,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4,5 triệu đơn vị, giá trị 237,8 tỷ đồng.
Phiên này, CEO là gánh nặng lớn nhất, khi đảo chiều giảm 7,2% xuống 63.600 đồng. Cùng với đó là các mã lớn cũng mất điểm như KSF -4,5% xuống 98.800 đồng, L14 -6,4% xuống 380.000 đồng.
Sắc đỏ khác cũng lấn át trên bảng điện tử với PLC -7,3%, PVL -5,6%, DL1 -2,8%, BII -5,3%, IDC -0,3%, VGS -6,3%...
Trái lại, PVS, SHS, ART, APS, VIG, TVC, MBS, NVB nhích lên, trong đó, PVS +1,4% lên 28.800 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 3,46 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index tích cực hơn, dù giao dịch cũng chủ đạo là giằng co ở trên tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu thanh khoản cao nhất phân hóa, với VHG, FPL, LMH, VGT, C4G, VGT chìm trong sắc đỏ, trong đó, FPL giảm tới 14% xuống 8.600 đồng.
Trái lại, ABB, PAS, BVB, SBS, DDV, QNS, AAS tăng điểm, và HTG tăng kịch trần lên 40.000 đồng. Cổ phiếu khớp lệnh cao nhất là BSR với hơn 6,22 triệu đơn vị lại chỉ có được giá tham chiếu khi kết phiên tại 25.500 đồng.
Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,33 điểm (+0,3%), lên 109,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 22,2 triệu đơn vị, giá trị 470,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,1 triệu đơn vị, giá trị 2,7 tỷ đồng.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy